Tại hội thảo đánh giá, cải thiện chỉ số chuyển đổi số thành phố Hà Nội được tổ chức vào ngày 30/12, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội nhấn mạnh, trong thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố rất quan tâm đến công tác chuyển đổi số. Vì vậy, ngành Thông tin và Truyền thông cũng như các sở, ngành thành phố đã nỗ lực để cải thiện chỉ số chuyển đổi số (DTI), đồng thời, nỗ lực triển khai các nền tảng phục vụ chuyển đổi số, chính quyền số. Các nền tảng về chia sẻ dữ liệu, hệ thống trung tâm dữ liệu mới của thành phố đang được triển khai theo quy trình.
Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, trong năm 2023, thành phố quyết tâm đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hoàn thành cơ sở dữ liệu một số lĩnh vực như: Cơ sở dữ liệu hệ thống tài nguyên môi trường, năng lượng; cơ sở dữ liệu các khu công nghiệp; cơ sở dữ liệu liên quan đến văn hóa, di sản...
Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia Nguyễn Khắc Lịch nhấn mạnh, chuyển đổi số là phương thức phát triển mới, nền tảng số là một lực lượng sản xuất mới. Do vậy, cùng với các địa phương, Hà Nội cũng cần tăng tốc cho công tác này. Cục Chuyển đổi số quốc gia sẽ cùng với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội, các sở, ngành thành phố Hà Nội trực tiếp giải quyết, tháo gỡ khó khăn. Nếu cần nguồn lực của doanh nghiệp chuyển đổi số tham gia, Cục cũng sẽ huy động "xắn tay" giúp Hà Nội đạt kết quả tốt trong chuyển đổi số.
Kinh tế số, xã hội số của Thủ đô đang phát triển khá mạnh mẽ, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt.
Xếp hạng chỉ số thương mại điện tử của Hà Nội đứng thứ 2 trên toàn quốc, tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 78%, tỷ lệ hộ gia đình có truy nhập Internet băng rộng đạt 90%1.
Việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, được Chính phủ đánh giá cao với vai trò là đơn vị làm điểm của cả nước.
Đề án được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, góp phần thay đổi phương thức quản trị xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý thông tin công dân; tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng quan trọng để triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, cũng như phục hồi nhanh, phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh một số kết quả ban đầu của quá trình triển khai chuyển đổi số, Thành phố vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Dữ liệu số chưa được hoàn thiện và khai thác hiệu quả, việc phân tích dữ liệu thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành chưa được triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong khối Đảng, đoàn thể Thành phố còn hạn chế.
Việc xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế số, xã hội số còn lúng túng. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số nói riêng và chuyển đổi số nói chung. Năng lực chuyển đổi sổ của doanh nghiệp còn yếu; chuyển đổi số tin trong hầu hết các ngành, lĩnh vực còn chậm so với nhu cầu của xã hội.