Hà Tĩnh đưa đặc sản cam đến gần với người tiêu dùng trên cả nước

Tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam Hà Tĩnh tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, các sàn thương mại điện tử và người tiêu dùng trong cả nước.

Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam Hà Tĩnh
Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam Hà Tĩnh

Ngày 23/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam Hà Tĩnh theo hình thức kết nối trực tuyến với 300 điểm cầu thông qua phần mềm VNPT Meeting và ZOOM Meeting đến các đại biểu ở Trung ương, tỉnh bạn và các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.

Ông Đặng Ngọc Sơn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khai mạc hội nghị.
Ông Đặng Ngọc Sơn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khai mạc hội nghị.

Khai mạc hội nghị ông Đặng Ngọc Sơn –Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Với điều kiện đất đại, khí hậu phù hợp, cam Hà Tĩnh là một trong 15 cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian qua tỉnh Hà Tĩnh cũng đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp để mở rộng diện tích, tăng năng suất nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đồng thời chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, chú trọng áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

Trao biên bản hợp tác tiêu thụ sản phẩm cam Hà Tĩnh.
Trao biên bản hợp tác tiêu thụ sản phẩm cam Hà Tĩnh.

Hiện nay cam Hà Tĩnh có tổng diện tích 7.900ha chủ yếu 04 huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc diện tích cho sản phẩm đạt gần 5.600 ha; trong đó, diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP trên 1.657 ha, năng suất đạt trên 11,7 tấn/ha, tổng sản lượng cam năm 2021 ước đạt trên 65.000 tấn.

Đối với cam chanh một số vùng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như cam Thượng Lộc, cam Vũ Quang. Ngoài ra tỉnh cũng đang xây dựng và bảo vệ thương hiệu và đặc sản cam Khe Mây, huyện Hương Khê.

Hà Tĩnh đưa đặc sản cam đến gần với người tiêu dùng trên cả nước - Ảnh 1Hà Tĩnh đưa đặc sản cam đến gần với người tiêu dùng trên cả nước - Ảnh 2
Các gian hàng được trưng bày hút mắt các đại biểu tham gia.

Ngoài ra cam bù cũng được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 1216/QĐ-BKHCN ngày 18/6/2008 vào Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp và đã được nhà nước bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu  chứng nhận “Cam bù Hương Sơn”.

Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của Bộ, ngành trung ương Hà Tĩnh cũng đã đẩy mạnh chuyển đổi số cho nông nghiệp. Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cam Hà Tĩnh tại địa chỉ https://camhatinh.gov.vn và đã kết nối được 1.611 hộ sản xuất, 278 hợp tác xã/ tổ hợp tác trên địa bàn toàn tỉnh.

Hà Tĩnh đưa đặc sản cam đến gần với người tiêu dùng trên cả nước - Ảnh 3
Các đại biểm tham quan, chụp ảnh lưu niệm các gian hàng trưng bày sản phẩm
Các đại biểm tham quan, chụp ảnh lưu niệm các gian hàng trưng bày sản phẩm

Nhờ sự hỗ trợ tích cực của các cấp, ngành, doanh nghiệp, đến nay, sản lượng cam tiêu thụ đạt 13.000 - 14.000 tấn, bước đầu thâm nhập vào hệ thống phân phối hiện đại như  siêu thị Vinmart, Coopmart; sàn thương mại điện tử voso, postmart.

Tham gia hội nghị các huyện đã có các gian hàng trưng bày sản phẩm tại được trang trí đẹp mắt, tạo điểm nhấn ấn tượng với các đại biểu tham quan và các đại biểu theo dõi qua các điểm cầu.

Diễm Phước