Hình tượng mèo trong các nền văn hoá

Loài mèo gắn bó lâu đời với con người, là một trong những loài động vật được con người thuần hóa từ rất sớm. Vì vậy, trong tình cảm của con người, mèo là con vật rất quen thuộc và gần gũi. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi mèo tượng trưng cho điều gì trong các nền văn hóa khác nhau chưa?

Ý nghĩa hình tượng mèo trong văn hoá các nước

Trong các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, ý nghĩa biểu tượng của con mèo rất không đồng nhất, có cả xấu và tốt. Điều này có thể được giải thích bởi thái độ hiền lành và tự phụ của loài động vật này.

Trong thế giới Phật giáo, mèo bị xem là kẻ vô cảm, không biết xúc động. Còn Đạo Hồi dành cho mèo một vị trí của kẻ được trọng vọng, ngoại trừ mèo đen. Người Hồi giáo tin rằng con mèo có bộ lông đen mượt (cùng với cặp mắt xanh lè) là kẻ có nhiều ma thuật.

Hình tượng mèo trong các nền văn hoá - Ảnh 1

Ở Ấn Độ, mèo được liên kết với nữ thần sinh sản - Shashthi, người thường được miêu tả với khuôn mặt của một con mèo. Họ làm những bức tượng mèo nhỏ, sử dụng chúng làm đèn và để ngăn chặn loài gặm nhấm.

Ở Trung Quốc cổ đại, mèo lại thường được coi là con vật tốt lành và mọi người bắt chước cử chỉ của nó, giống như con báo, trong các điệu nhảy nông nghiệp.

Hay ngày nay ở Campuchia, người ta vẫn nhốt mèo trong lồng vừa đi vừa hát, khiêng chúng từ nhà này sang nhà khác để cầu mưa. Từng người dân tưới nước cho mèo và tiếng kêu của nó, như người ta nói, đã chạm đến trái tim của thần Indra, người đã phân phát nước và làm giàu đất.

Ai Cập

Một số người nói rằng Người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên nuôi mèo làm thú cưng. Từ năm 3000 trước Công nguyên Người Ai Cập đã yêu bản tính ngọt ngào của chúng và ngưỡng mộ chúng vì khả năng bảo vệ chúng khỏi rắn và chuột .

Mèo theo đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm hội họa ở lăng mộ Ai Cập. Dần dần, trở thành một trong những vật nuôi linh thiêng nhất ở Ai Cập. Khi một trong các con mèo linh thiêng ở Ai Cập cổ đại chết, thân thể của nó được ướp rồi được bọc vải và đặt trong một ngôi mộ đặc biệt. Thế kỷ trước, các nhà khảo cổ học khai quật các ngôi mộ này và họ đã tìm thấy hàng triệu xác mèo chết chồng lên nhau.

Hình tượng mèo trong các nền văn hoá - Ảnh 2

Vì mèo được coi là thiêng liêng nên chúng thường được sử dụng để trang trí đồ trang sức, như chiếc nhẫn bằng vàng và mã não hồng ở Ai Cập. Sự sùng bái mèo ở Ai Cập đã lên đến đỉnh cao với việc thờ phụng nữ thần đầu mèo, thường được thể hiện dưới dạng một phụ nữ đầu mèo. Nữ thần thường cầm một dụng cụ âm nhạc là đàn rung và một cái mộc có hình đầu sư tử cái. Nữ thần là biểu tượng của hạnh phúc và sự đầm ấm.

Nhật Bản

Hình tượng mèo trong các nền văn hoá - Ảnh 3

Tại Nhật Bản, mèo được coi là người bảo vệ ngôi nhà và vào thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên, chỉ giới quý tộc mới có thể sở hữu mèo vì giá cao của chúng.

Tượng mèo Maneki-neko ('Mèo vẫy gọi') là một biểu tượng nổi tiếng ở Nhật Bản và được cho là sẽ mang lại may mắn cho chủ nhân. Mèo vẫy tay dựa trên một truyền thuyết về một con mèo đã cứu hoàng đế khi nó nhấc chân chào bên ngoài ngôi đền Gotoku-ji. Hoàng đế làm theo cử chỉ vào đền thờ và ngay sau đó sét đánh vào vị trí mà hoàng đế đang đứng trước đó. Họ rất biết ơn và con mèo cũng rất được vinh danh. Biểu tượng này hiện được nhìn thấy trên khắp Nhật Bản và những bức tượng Maneki-neko thường được dùng làm quà tặng.

Không những thế, được biết đến với tình yêu dành cho mèo, Nhật Bản cũng có đảo mèo. Các hòn đảo gồm Aoshima và Tashirojjima có một quần thể mèo hoang lớn, một số trong số đó rất phổ biến với khách du lịch.

Hình tượng mèo trong các nền văn hoá - Ảnh 4

Ý nghĩa hình tượng mèo trong văn hoá Việt Nam

Ở nước ta, theo các nhà nghiên cứu, mèo nhà chỉ mới được nuôi từ khoảng vài trăm năm trước công nguyên, tức vào cuối thời đại Hùng Vương - Thục Phán, mèo mới có mặt trong những ngôi nhà của người Việt và trở thành vật nuôi thân thiết, gắn bó với mọi gia đình.

Hình tượng mèo trong các nền văn hoá - Ảnh 5

Bên cạnh đó, khi các dòng tranh dân gian ra đời thì hình ảnh con mèo mới có dịp đi vào văn hóa nghệ thuật. Trong tranh Đám cưới chuột của làng tranh Đông Hồ, người ta bắt gặp hình ảnh tiến sĩ chuột vinh quy cưới vợ, nhưng vẫn phải biếu quà cho chú mèo đang ngồi quặp đuôi vẻ hiền lành, đưa tay ra nhận chút quà mọn trong tiếng trống, tiếng kèn. Đây cũng là một lối ứng xử hay của xã hội tiểu nông.

Hình ảnh con mèo không chỉ xuất hiện ở trong tranh Tết Đông Hồ, mà người nghệ sĩ dân gian Việt Nam còn cho nó xuất hiện trên những bức chạm khắc ở những nơi chốn tôn nghiêm như đình làng Bình Lục- Quảng Ninh, cảnh mẹ con nhà mèo quây quần, chạm nổi ở bia chùa Linh Quang- Hải Phòng, đều đã phản ánh một nét tư duy của người xưa về con vật gần gũi này.

Bảo Anh

Từ khóa: