Hòa Bình: Huyện Cao Phong đạt kết quả khởi sắc trong phát triển kinh tế xã hội năm 2023

Với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, đoàn kết nhất trí cao, trong năm 2023, Đảng bộ, chính quyền huyện Cao Phong (Hòa Bình) đã và đang nỗ lực khắc phục khó khăn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm cho diện mạo của huyện thêm khởi sắc.

Hạ tầng giao thông được phát triển khang trang gắn với xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình - Ảnh: Phi Long
Hạ tầng giao thông được phát triển khang trang gắn với xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình - Ảnh: Phi Long.

Ông Quách Văn Ngoan - Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết, thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2023 với những thuận lợi cơ bản chính trị, xã hội ổn định; các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế được đẩy mạnh và phát huy tác dụng; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; công tác cải cách hành chính chuyển biến tích cực...Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước và thế giới, các hoạt động đầu tư, thương mại gặp không ít khó khăn; thị trường bất động sản trầm lắng, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất biến động mạnh, đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của Nhân dân và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của huyện.

Ngoài ra, ông Ngoan cho biết thêm, bám sát sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, của Huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả đồng thời ứng phó, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Qua đó, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được những kết quả quan trọng. Các loại cây trồng chính đạt sản lượng và năng suất theo kế hoạch. Các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện được triển khai tích cực. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và thực hiện các dự án trọng điểm được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường được quản lý chặt chẽ. Về công tác văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm; an sinh xã hội được chú trọng, thực hiện có hiệu quả. Công tác xây dựng chính quyền, cả cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.

Cụ thể, về các chỉ tiêu kinh tế tốc đột tăng trưởng kinh tế đạt 9,2%, đạt kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịnh theo hướng tích cực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 37,3%, vượt kế hoạch đề ra; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 32,2%, đạt kế hoạch; Dịch vụ, du lịch chiếm 30,5%, vượt kế hoạch đề ra. Thu nhập bình quân đầu người 59 triệu đồng, đạt kế hoạch. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 43,386 tỷ đồng, không đạt kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 7.659 ha, vượt kế hoạch đề ra. Tổng diện tích trồng rừng 108,5 ha, vượt kế hoạch đề ra. Tổng diện tích cây có múi 1.744,4 ha, đạt kế hoạch.

Tiếp đó, về các chỉ tiêu xã hội tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 4,81%, vượt kế hoạch đề ra; số người có việc làm tăng thêm 1.100 người, vượt kế hoạch đề ra; số trường đạt chuẩn quốc gia 02 trường, đạt kế hoạch; số bác sĩ/1 vạn dân 8,4 bác sĩ, đạt kế hoạch; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 7,0%, đạt kế hoạch; tỷ lệ trẻ em người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,45% (tính đến ngày 30/11/2023), không đạt kế hoạch. Có thêm 01 xã về đích Nông thôn mới, đạt kế hoạch. Có 01 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, đạt kế hoạch. Tỷ lệ xã, thị trấn có nhà văn hóa đạt 100%, đạt kế hoạch. Tỷ lệ xóm, khu dân cư đạt danh văn hóa đạt danh hiệu văn hóa đạt 96,5%, vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ gia đình danh hiệu gia đình văn hóa đạt 86,5%, vượt kế hoạch đề ra.

Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng trung du miền núi phía Bắc và tuần lễ cam Cao Phong năm 2020.
Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng trung du miền núi phía Bắc và tuần lễ cam Cao Phong năm 2020.
Cam Cao Phong đặc sản nổi tiếng của Hòa Bình.
Cam Cao Phong đặc sản nổi tiếng của Hòa Bình.
Tập trung phát triển chủ đạo cây ăn quả có múi.
Tập trung phát triển chủ đạo cây ăn quả có múi.

Cùng với đó, về các chỉ tiêu môi trường tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 98%, đạt kế hoạch; dân số thành thị được sử dụng nước sạch 98%, đạt kế hoạch. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạch đô thị đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 100%, đạt kế hoạch. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 38,95%, vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 16,91%, đạt kế hoạch. Về các chỉ tiêu cải cách hành chính dự kiến đạt 90 điểm, xếp thứ 5 trong toàn tỉnh, đạt kế hoạch. Chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) dự kiến đạt 75 điểm, xếp thứ 7, trong toàn tỉnh, đạt kế hoạch.

Về lĩnh vực nông nghiệp, trong năm 2023, thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, công tác gieo trồng, thu hoạch các loại cây trồng đảm bảo đúng khung thời vụ. Mực nước các hồ đập cơ bản bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất; giá cả và thị trường tiêu thụ các mặc hàng nông sản chủ lực của huyện tương đối ổn định; công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng Nông thôn mới, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và an toàn thực phẩm được quan tâm thực hiện. Nhân dân tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp đã hạn chế tối đa tác hại của thời tiết và dịch bệnh; tình hình sâu, bệnh hại trên cây trồng ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng lới tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Năng xuất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi chính đều tăng.

Trong đó, diện tích cây ăn quả có múi hiện nay là 1.744,4 ha, sản lượng niên vụ 2023 – 2024 ước đạt 20.000 tấn. Hiện nay Nhân dân đang tiến hành thu hoạch các loại cam, quýt, bưởi theo đúng khung thời vụ (đã thu hoạch xong quyết Ôn Châu, cam Mart; hiện đang thu hoạch cam CS1, cam Xã Đoài, cam đường canh, quýt, bưởi...). Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát việc sản xuất sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Huyện đang tích cực triển khai Đề án tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tổng diện tích gieo trồng cây ngắn ngày đạt 7.659 (đạt 100,11% so với kế hoạch).

Bên cạnh đó, diện tích mía lưu vụ năm 2022 đạt 2.372,7 ha (mía tím 429,1 ha, mía trắng ép nước 1.880,6 ha). Đến nay toàn huyện đã thu hoạch 100% diện tịch mía thương phẩm, giá trị bình quân đạt 260 - 400 triệu đồng/ha. Chăn nuôi phát triển ổn định. Duy trì việc tiêm phòng cho vật nuôi, đảm bảo không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng gây thiệt hại cho người nông dân. Trong năm trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra đối với gia súc, gia cầm. Diện tích nuôi trồng thủy sản nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

Cây mía tím hiện nay trên địa bàn huyện Cao Phong đang là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế của bà con nông dân. Ảnh: Phi Long.
Cây mía tím hiện nay trên địa bàn huyện Cao Phong đang là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế của bà con nông dân. Ảnh: Phi Long.

Công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng được tăng cường. Toàn huyện trồng được 60.500 cây phân tán và 108,5 ha rừng trồng tập trung đạt 108,5% kế hoạch. Độ che phủ rừng đạt 38,95% đạt 102,96%, vượt kế hoạch. Trong năm 2023, toàn huyện đã khai thác với khối lượng 4.028m3 gỗ trong đó 3.656m3 cây keo, 372m3 cây phân tán. Kiểm tra, phát hiện và xử lý 03 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp giảm 02 vụ so với năm 2022.

Đặc biệt, tổ chức trực phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn 24/24 giờ theo quy định. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý các công trình thủy lợi, vận hành công trình, phân phối nước tưới, tăng cường kiểm tra các hồ đạp kênh mương trên địa bàn, đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất. Triển khai kế hoạch toàn dân làm thủy lợi năm 2023. Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngày 21/8/2023, Tổ hợp tác tròng na xóm Đỉnh Cun, xã Thu Phong đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 22 hộ với tổng diện tích 19,2 ha, có hiệu lực đến hết ngày 20/8/2026. Về chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP được triển khai tích cực, đồng bộ, đảm bảo tiến độ đề ra. Tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP của huyện, nâng tổng số sản phẩm OCOP của toàn huyện lên 13 sản phẩm, trong đó có 10 sản phẩm 3 sao; 3 sản phẩm 4 sao.

Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Phong tiếp tục được đẩy mạnh, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội được bảo đảm; các chương trình, dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân đồng lồng ghép với công tác giảm nghèo đạt hiệu quả. Huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã tập trung triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới theo kế hoạch đề ra. Đến nay, đã có 07 xã đạt các tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới gồm các xã Nam Phong, Tây Phong, Dũng Phong, Thu Phong, Bắc Phong, Hợp Phong và Bình Thanh, bình quân các tiêu chí các xã đạt 18,4 tiêu chí/1 xã. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới... Cùng với đó, một số lĩnh vực công tác khác trong 2023 trên địa bàn huyện Cao Phong đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao so với cùng kỳ năm 2022.

Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trên địa bàn huyện Cao Phong tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, các nghị quyết chuyên đề, khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, trọng tâm là phát triển nông nghiệp, đô thị và thương mại dịch vụ; tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống các loại dịch bệnh, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng chuyên nghiệp, phục vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền từ huyện đến cơ sở, tập trung hoàn thiện các dự án trọng điểm để khai thác và sử dụng có hiệu quả để hoàn thiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân./.

PHI LONG/VPTB