Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất

Vừa qua, ngày 21/4, tại tầng 10 tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra chương trình tọa đàm “Sách cho ngày mai” do Khoa Xuất Bản tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất dưới sự dẫn dắt của các khách mời giàu kinh nghiệm. Chương trình nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn sinh viên trẻ, những câu chuyện đặc biệt từ các chuyên gia ưu tú trong ngành Xuất bản lần đầu tiên được hé lộ, cùng với đó là những chia sẻ chân thực, khách quan về nghề làm sách.

Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - Ảnh 1

Tham dự chương trình tọa đàm có sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu ngành Xuất bản như: Ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành; Ông Vũ Trọng Đại - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Omega+; Ông Đặng Cao Cường - Trưởng ban Biên tập truyện tranh Nhà xuất bản Kim Đồng…Họ đều là những người có niềm đam mê, yêu sách và trực tiếp làm việc với sách, chắc chắn sẽ mang lại những chia sẻ vô cùng chân thực và quý giá.

Về phía Học viện Báo chí và Tuyên truyền có sự tham gia của bà Vũ Thùy Dương - Trưởng Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng Đại diện Hội đồng Trường, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; cán bộ Trung tâm Thông tin Khoa học; cán bộ giảng viên và sinh viên Khoa Xuất Bản.

Được biết, nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích người dân khám phá niềm yêu thích đọc sách, tại kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XIV đã quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm làm Ngày Sách Việt Nam. Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ quyết định ngày 21/4 là Ngày Sách và văn hoá đọc Việt Nam. Ngày này mang ý nghĩa rất quan trọng, bởi đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam - cuốn “Đường Kách mệnh” do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác.

Việc chọn ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. “Đường Kách mệnh” là tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt, được in bằng những người thợ in Việt Nam, tập hợp những bài giảng nền tảng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Châu (Trung Quốc) những năm 1925 -1927.

“Sách cho ngày mai” là nơi những câu chuyện về nghề làm sách được chia sẻ với những xu hướng mới của xuất bản hiện nay, các vấn đề xoay quanh hoạt động làm sách. Đồng thời tọa đàm cũng đã đưa đến một góc nhìn khái quát về Xuất bản với nhiều điểm nhìn khác nhau.

Tại buổi tọa đàm, các khách mời đã có những chia sẻ hết sức tâm huyết, giải đáp thắc mắc và định hướng thêm cho các bạn trẻ về nghề làm sách, cũng như đã mở ra một góc nhìn mới, đầy hứa hẹn về ngành Xuất bản trong tương lai.

Trong không khí tọa đàm vô cùng sôi nổi và náo nhiệt, hy vọng rằng chương trình sẽ tiếp lửa tình yêu đối với sách và trang bị thêm cho các bạn những kiến thức bổ ích cho con đường sau này.

Một số khoảnh khắc đẹp của tọa đàm “Sách cho ngày mai”:

Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - Ảnh 2
Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - Ảnh 3
Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - Ảnh 4
Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - Ảnh 5
Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - Ảnh 6
Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - Ảnh 7
Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - Ảnh 8
Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - Ảnh 9
Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - Ảnh 10
Khoa Xuất Bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - Ảnh 11
Nguồn ảnh: Khoa Xuất Bản - Học viện Báo chí và Tuyên truyền

V. Anh