Kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5

Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng và toạ đàm với chủ đề “Những ngày tháng không quên” vào chiều ngày 10/5.

Tham dự buổi lễ, có lãnh đạo BVTW Huế và BVTW Huế CS2, đại diện lãnh đạo, Điều dưỡng trưởng các trung tâm khoa phòng trong toàn bệnh viện, và hơn 400 Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên của BVTW Huế cả 2 cơ sở. Trong buổi lễ, 30 điều dưỡng có thành tích xuất sắc trong phòng chống dịch Covid-19, đại diện cho hơn 1600 điều dưỡng của BVTW Huế đã được nhận bằng khen của Bộ Y tế.
Tham dự buổi lễ, có lãnh đạo BVTW Huế và BVTW Huế CS2, đại diện lãnh đạo, Điều dưỡng trưởng các trung tâm khoa phòng trong toàn bệnh viện, và hơn 400 Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên của BVTW Huế cả 2 cơ sở. Trong buổi lễ, 30 điều dưỡng có thành tích xuất sắc trong phòng chống dịch Covid-19, đại diện cho hơn 1600 điều dưỡng của BVTW Huế đã được nhận bằng khen của Bộ Y tế.
Kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 - Ảnh 1Kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 - Ảnh 2Kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 - Ảnh 3

Hội đồng Điều dưỡng Thế giới quyết định lấy 12 tháng 5 hằng năm, ngày sinh của Bà Florence Nightingale là Ngày Quốc tế Điều dưỡng. Bà Florence Nightingale (1820 – 1910) đã được thế giới tôn kính và suy tôn người sáng lập ra Ngành Điều dưỡng hiện đại bởi những cống hiến to lớn của Bà đối với việc hình thành và phát triển của ngành Điều dưỡng hiện đại.

Năm 2022, Hội đồng Điều dưỡng Thế giới đưa ra thông điệp là Cất tiếng nói để hành động: “Đầu tư cho công tác điều dưỡng và tôn trọng các quyền của điều dưỡng để đảm bảo sức khỏe toàn cầu”. Đó là sự tập trung đầu tư và ưu tiên cho sự an toàn của Điều dưỡng và nhân viên Y tế, đầu tư và quan tâm sức khoẻ và sự khoẻ mạnh của người Điều dưỡng, đầu tư cho đào tạo Điều dưỡng, đầu tư cho nghề điều dưỡng, đầu tư cho lãnh đạo điều dưỡng và đầu tư cho Điều dưỡng để cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn.

Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 là để tôn vinh những đóng góp rất quan trọng của người Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên, đồng thời thể hiện chiến lược, định hướng của Ngành Y tế trong việc từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc người bệnh tiến tới hội nhập điều dưỡng khu vực và Quốc tế. Đây cũng là dịp biểu dương, tôn vinh những đóng góp của đội ngũ Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên BVTW Huế trên các mặt trận nóng bỏng trong đại dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua...

Trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19 thời gian vừa qua, trải qua 4 đợt dịch Covid-19 kể từ thời điểm dịch bùng phát, Bệnh viện Trung ương Huế được xem là “thành trì” của ngành y tế miền Trung, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện, vừa hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế; Trung tâm cách ly và điều trị COVID-19 tại BVTW Huế Cơ sở 2 là nơi tiếp nhận điều trị các bệnh nhân COVID-19 đặc biệt là các bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Gần 1000 y bác sĩ của Bệnh viện đã xung phong lên đường tham gia công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trên mọi miền Tổ quốc. Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh, là tuyến cuối trong bậc thang điều trị bệnh nhân COVID-19, Bệnh viện Trung ương Huế đã thu dung, cấp cứu, điều trị hơn 1800 bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch; hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị bệnh nhân COVID-19 cho các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố. Trung tâm đã triển khai nhiều kỹ thuật cao và phức tạp như chạy ECMO, lọc máu liên tục, thận nhân tạo, các kỹ thuật về tim mạch…; thực hiện hơn 150 phẫu thuật; hơn 128.000 thủ thuật và hơn 244.000 kỹ thuật khác..., cứu sống được rất nhiều bệnh nhân nguy kịch. Hoạt động hiệu quả của Trung tâm đã được Chính phủ, Bộ Y tế, UBND thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao; góp phần quan trọng giúp Thành phố sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Sự thành công trong phòng chống COVID-19 là thành tựu chung của toàn bộ cán bộ viên chức toàn viện, trong đó có sự đóng góp to lớn và sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ Điều dưỡng. Qua hơn 2 năm với cuộc chiến với đại dịch COVID-19, đội ngũ Điều dưỡng của BVTW Huế nói riêng đã cùng với các nhân viên y tế  khác can đảm, chuyên nghiệp, chủ động đối phó với dịch bệnh nguy hiểm. Họ đã vượt lên những nguy cơ của dịch bệnh, dấn thân vào nơi nguy hiểm, luôn sánh vai cùng với đội ngũ bác sĩ có mặt trên tuyến đầu chống dịch, trên hầu hết các mặt trận như: Tham gia công tác sàng lọc, hỗ trợ khai báo y tế cho người dân đến khám chữa bệnh; điều trị, chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, phục hồi chức năng cho bệnh nhân nhiễm COVID – 19, nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân Covid-19, tham gia tiêm phòng vắc- xin; viết đơn tình nguyện tham gia vào tuyến đầu chống dịch; tham gia trong Đoàn công tác của BVTW Huế vào tâm dịch tại các tỉnh: Đồng tháp, Bình Dương và Trung tâm ICU trực thuộc BVTW Huế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự cống hiến của họ đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, UBND các Tỉnh bạn ghi nhận và đánh giá cao .

GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế phát biểu tại buổi Lễ.
GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế phát biểu tại buổi Lễ.

Theo GS.TS Phạm Như Hiệp, dịch vụ do người Điều dưỡng, Hộ sinh cung cấp ngày càng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân và nâng cao vị thế nghề nghiệp, hình ảnh của người Điều dưỡng, Hộ sinh. Bên cạnh đó, đội ngũ điều dưỡng đã có những đóng góp rất quan trọng, hiệu quả trên các lĩnh vực: Tổ chức quản lý chăm sóc, đào tạo, thực hành chăm sóc và nghiên cứu khoa học, đóng góp phần không nhỏ cho sự thành công của Bệnh viện. Chất lượng chăm sóc người bệnh đã có chuyển biến rõ rệt thông qua việc đổi mới các mô hình phân công chăm sóc, tổ chức chăm sóc người bệnh, chuẩn hóa các kỹ thuật điều dưỡng. Đặc biệt trong công tác phòng chống bệnh dịch COVID-19 thời gian vừa qua, Điều dưỡng, Hộ sinh đã có những đóng góp rất hiệu quả cùng với các bác sĩ và nhân viên y tế khác từng bước đẩy lùi dịch bệnh.

Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tiến tới hội nhập điều dưỡng khu vực và quốc tế, trong thời gian tới, Ngành Điều dưỡng nói chung và đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên bệnh viện nói riêng phải tích cực học tập và trau dồi hơn nữa để nâng chất lượng chăm sóc theo tinh thần của Chiến dịch “Nursing Now” mà Tổ chức Y tế Thế giới và Hội đồng Điều dưỡng Thế giới đã phát động và luôn cố gắng hết sức để triển khai chăm sóc người bệnh toàn diện, đồng thời cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, GS.TS Phạm Như Hiệp nhấn mạnh.

Kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5.
Kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5.

Bùi Quốc Dũng