Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 7/2020?

Trong tháng 7, SHB vẫn đứng đầu danh sách những ngân hàng có lãi suất cao nhất với lãi suất tiền gửi lên đến 9,2%/năm, áp dụng cho khoản tiền gửi từ 5 tỉ đồng trở lên tại kì hạn 13 tháng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khảo sát lãi suất tiết kiệm tại 30 ngân hàng thương mại trong nước ngày 2/7, có nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất trong tháng 7 sau khi đã đồng loạt giảm lãi suất ở nhiều kì hạn vào tháng trước.

Qua các số liệu ghi nhận được, ngân hàng có mức lãi suất cao nhất trong tháng 7 tiếp tục là SHB với 9,2%/năm, áp dụng cho các khoản tiền từ 500 tỉ đồng gửi tại kì hạn 13 tháng. Cùng với hạn mức tiền gửi đó, khi khách hàng gửi tiết kiệm tại kì hạn 12 tháng cũng được hưởng mức lãi suất cao đến 8,9%/năm.

Theo ngay sau đó là Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank) áp dụng mức lãi suất lên đến 8,5%/năm cho tiền gửi tại kì hạn 13 tháng, số tiền từ 500 tỉ trở lên.

Eximbank áp dụng mức lãi suất ưu đãi 8,4%/năm cho các khoản tiền gửi từ 100 tỉ trở lên, đồng thời áp dụng với kì hạn 24 tháng cho khoản tiền từ 500 tỉ đồng.

ABBank cũng có mức lãi suất tiền gửi khá cao, lên đến 8,3%/năm khi gửi tiền tại kì hạn 13 tháng, số tiền từ 500 tỉ đồng.

Các ngân hàng khác cũng có lãi suất huy động cao trên 8%/năm như: Ngân hàng Phương Đông ( lãi suất 8,2%/năm), SCB (lãi suất 8,05%/năm), Vietbank (lãi suất 8%/năm).

Nhóm 4 ngân hàng nhà nước Big 4 nằm ở cuối bảng xếp hạng ngân hàng có lãi suất cao nhất. Trong đó, Agribank, Vietinbank, BIDV sau khi giảm sâu đến 0,5 điểm % lãi suất so với tháng 6, mức lãi suất cao nhất tại 3 ngân hàng này còn 6%/năm. Vietcombank có lãi suất cao hơn 0,1 điểm % so với 3 “ông lớn” còn lại, ở mức 6,1%/năm tại kì hạn 24 tháng.

Bảng so sánh lãi suất ngân hàng nào cao nhất trong tháng 7/2020

STT

Ngân hàng

LS cao nhất

Điều kiện

1

SHB

9,20%

13 tháng trên 500 tỉ đồng

2

SHB

8,90%

12 tháng trên 500 tỉ

3

Ngân hàng Bản Việt

8,50%

13 tháng, Từ 500 tỉ trở lên

4

Eximbank

8,40%

13 (gửi từ 100 tỉ trở lên), 24 tháng (từ 500 tỉ trở lên)

5

ABBank

8,30%

13 tháng, Từ 500 tỉ trở lên

6

Ngân hàng OCB

8,20%

13 tháng, 500 tỉ đồng trở lên

7

SCB

8,05%

từ 13 tháng trở lên, TK Phát lộc tài

8

VietBank

8,00%

13 tháng

9

PVcomBank

7,99%

12,13 tháng, từ 500 tỉ trở lên

10

LienVietPostBank

7,90%

13 tháng từ 300 tỉ trở lên

11

Ngân hàng Quốc dân (NCB)

7,90%

Từ 13 tháng đến 36 tháng

12

Sacombank

7,80%

13 tháng, Từ 100 tỉ trở lên

13

Kienlongbank

7,70%

15, 18,24 tháng

14

SeABank

7,68%

36 tháng, Từ 10 tỉ trở lên

15

Ngân hàng Bắc Á

7,60%

Từ 12 đến 36 tháng

16

ACB

7,60%

13 tháng từ 30 tỉ trở lên

17

Ngân hàng Đông Á

7,60%

từ 18 tháng trở lên

18

Saigonbank

7,60%

Từ 13 tháng trở lên

19

VIB

7,59%

12, 13 tháng

20

HDBank

7,40%

13, 18 tháng

21

MBBank

7,40%

24 tháng, 200 tỉ trở lên

22

OceanBank

7,40%

36 tháng

23

Ngân hàng Việt Á

7,20%

từ 13 tháng trở lên

24

TPBank

6,80%

18, 36 tháng

25

MSB

6,60%

24 tháng và 36 tháng, từ 1 tỉ trở lên

26

VPBank

6,50%

24, 36 tháng, Từ 10 tỉ trở lên tại quầy

27

Techcombank

6,20%

12 tháng, KH ưu tiên 50+, gửi từ 3 tỷ trở lên

28

Vietcombank

6,10%

24 tháng

29

Agribank

6,00%

12 tháng, 24 tháng

30

VietinBank

6,00%

Từ 12 tháng trở lên

31

BIDV

6,00%

12 - 36 tháng, 364 ngày

Nguồn: Ngọc Mai tổng hợp

Ngọc Mai

Theo Kinh tế & Tiêu dùng