Lễ ký kết hợp tác triển khai chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai"

Nhằm tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành chè Việt Nam, đồng thời thúc đẩy ngành chè phát triển bền vững, Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) và Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (VINS) phối hợp với Hội Thông tin khoa học và Công nghệ Việt Nam (VASTI) cùng Cộng đồng Yêu Trà Việt tổ chức Lễ ký kết hợp tác triển khai chương trình “Chè Việt - Di sản và tương lai” vào sáng ngày 20/9/2024 tại số 46 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội.

Tham dự buổi ký kết có: Ông Hoàng Vĩnh Long - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, ông Đỗ Ngọc Văn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội, bà Phạm Bằng Giang - Phó Trưởng ban Ban Truyền thông và Dịch vụ Hội Thông tin KH&CN Việt Nam, ông Kiều Phúc Quý - Đại diện Cộng đồng Yêu Trà Việt, ông Trần Tuấn Minh - Phó Chủ tịch Mạng lưới Phát triển Doanh nhân văn hóa sáng tạo Việt Nam ASEAN cùng các cán bộ chủ chốt và các cán bộ nghiên cứu khoa học của hai bên.

Toàn cảnh buổi lễ
Toàn cảnh buổi lễ

Theo ông Hoàng Vĩnh Long – Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam: Cây chè có một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế và trong đời sống của người dân Việt Nam. Đã từ lâu, chè Việt Nam được xuất khẩu đến nhiều nơi trên thế giới đem lại lượng ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Ở Việt Nam chè là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của nền nông nghiệp. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu chè lên đến hàng trăm triệu USD.

Ông Hoàng Vĩnh Long – Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam
Ông Hoàng Vĩnh Long – Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam

Không những thế, Việt Nam nằm trong top 7 nước có sản lượng chè lớn nhất thế giới. Đến 2022 diện tích trồng chè toàn quốc đã đạt 124.000 ha và sản lượng chè ước tính là 1000.000 tấn chè búp tươi, sản xuất trên 200.000 tấn sản phẩm, trong đó trên 70% là chè xanh để xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, gần 30% là chè đen bao gồm chè Orthodox (OTD) và chè CTC. Tạo sinh kế cho gần 60 ngàn hộ nông dân đồng bào dân tộc vùng trung du, miền núi và hàng triệu lao động tham gia vào chuỗi sản xuất tiêu thụ chè. Hiện nay cây chè được Chính phủ quyết định là một trong 6 cây công nghiệp chủ lực từ nay đến 2030 và những năm tiếp theo.

Để tận dụng cơ hội và thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu này đồng thời giữ vững ngay cả thị trường trong nước, chè Việt Nam phải có tính cạnh tranh cả về chất lượng, giá cả, an toàn, phương thức.

Phát biểu khai mạc, ông Đỗ Ngọc Văn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội nhấn mạnh: Lễ ký kết Hợp tác triển khai chương trình vinh danh Doanh nhân, Doanh nghiệp ngành chè Việt Nam với chủ đề “Chè Việt - Di sản và tương lai” là một sự kiện mang ý nghĩa sâu sắc, không chỉ nhằm tôn vinh những cá nhân và tổ chức đã có những đóng góp quan trọng cho ngành chè mà còn là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn nhận và tri ân giá trị của chè Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Ông Đỗ Ngọc Văn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội
Ông Đỗ Ngọc Văn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội

Mục tiêu của chương trình nhằm vinh danh các doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành chè, những người đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo và cống hiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu chè Việt Nam. Chúng tôi mong muốn tạo ra một sân chơi lành mạnh, nơi các doanh nhân có thể giao lưu, học hỏi, và chia sẻ kinh nghiệm, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành chè. Chương trình còn nhằm khẳng định vị trí của chè Việt Nam trên bản đồ thế giới, tạo cơ hội để quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống của sản phẩm chè, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu chè bền vững.

Lễ ký kết hợp tác triển khai chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai"
Lễ ký kết hợp tác triển khai chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai"

Việc ký thỏa thuận hợp tác đánh dấu bước phát triển mới trong hợp tác phát triển. Đây sẽ là một sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển và bảo tồn giá trị của ngành chè Việt Nam.

Chương trình Vinh danh dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 09 tháng 11 năm 2024 tại Hà Nội không chỉ nhằm tôn vinh những đóng góp của các doanh nhân và doanh nghiệp trong ngành chè, mà còn khẳng định vị thế của chè Việt Nam trên trường quốc tế.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Lễ ký kết hợp tác triển khai chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai" - Ảnh 1
Lễ ký kết hợp tác triển khai chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai" - Ảnh 2
Lễ ký kết hợp tác triển khai chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai" - Ảnh 3
Ông Hoàng Vĩnh Long – Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam
Ông Hoàng Vĩnh Long – Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam
Ông Kiều Phúc Quý - Đại diện Cộng đồng Yêu Trà Việt
Ông Kiều Phúc Quý - Đại diện Cộng đồng Yêu Trà Việt
Ông Trần Tuấn Minh - Phó Chủ tịch Mạng lưới Phát triển Doanh nhân văn hóa sáng tạo Việt Nam
Ông Trần Tuấn Minh - Phó Chủ tịch Mạng lưới Phát triển Doanh nhân văn hóa sáng tạo Việt Nam