Lợi nhuận của Sacombank tăng 53% trong năm 2023

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank - Mã: STB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV với lợi nhuận sau thuế tăng 29% so với cùng kỳ, đạt 2.259 tỷ đồng.

Theo đó, Trong quý IV/2023, cả thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi của Sacombank đều đi xuống so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 5.633 tỷ đồng, giảm 6,8% so với cùng kỳ, các khoản thu nhập ngoài lãi mang về 1.075 tỷ đồng, giảm 40%.

Lợi nhuận của Sacombank tăng 53% trong năm 2023.  
Lợi nhuận của Sacombank tăng 53% trong năm 2023.  

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác lần lượt tụt 33,9% và 67,5%, chỉ mang về 586 tỷ đồng và 201 tỷ đồng. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối ở mức 296,5 tỷ đồng, giảm 2,2% so với cùng kỳ. 

Lũy kế cả năm 2023, ngân hàng thu về 7.719 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 53% so với 2022.

Bên cạnh đó, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của ngân hàng trong quý IV giảm 14,4%, xuống 6.708 tỷ đồng, trong khi đó, chi phí hoạt động lại tăng 28,9%. Theo thuyết minh, trong năm 2023, chi phí về tài sản và chi cho hoạt động quản lý là hai khoản chi phí tăng nhanh nhất. 

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Sacombank đã giảm 36,4%, còn 3.299 tỷ đồng. Tuy nhiên, cắt giảm hơn 83% chi phí dự phòng rủi ro, ngân hàng vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế 2.755 tỷ đồng, tăng 45,1%. 

Xét kết quả kinh doanh cả năm 2023, tổng thu nhập hoạt động của Sacombank đi ngang trong khi tổng chi phí tăng 18% khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 12,7%. Tuy nhiên, nhờ cắt giảm gần 59% chi phí dự phòng rủi ro lợi nhuận trước thuế vẫn tăng hơn 51% đạt 9.595 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Trong năm 2023, ngân hàng đã quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu, theo ước tính của ngân hàng gần 7.000 tỷ nợ xấu và tài sản tồn đọng đã được xử lý thành công trong năm,nâng tổng mức thu hồi lũy kế lên gần 95.000 tỷ. 

Theo báo cáo tài chính, số chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành (chủ yếu là trái phiếu VAMC) đã giảm từ 21.514 tỷ đồng về 16.433 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 4.000 tỷ đồng so với cuối quý III và giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với đầu năm 2022. Ngân hàng đã trích lập được 14.603 tỷ đồng dự phòng cho số còn lại này.

Lợi nhuận của Sacombank tăng 53% trong năm 2023 - Ảnh 1

Được biết, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank thành lập vào năm 1991. Là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, hơn 30 năm qua, Sacombank luôn kiên định với chiến lược phát triển trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam. 

Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổ chức tín dụng nhỏ với vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995 - 1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng ở Việt Nam), Sacombank đã có thể nâng vốn từ 23 tỷ lên 71 tỷ đồng.

Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính: Huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước; cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân

Tính đến hết ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Sacombank đạt gần 674.400 tỷ đồng, tăng 13,9% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 10,1%, lên hơn 482.700 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 12,3%, ở mức hơn 510,700 tỷ đồng. Số lượng nhân viên Sacombank là 18.514 người, tăng gần 100 nhân viên so với đầu năm. Chi phí bình quân cho một nhân viên tăng nhẹ từ 30,9 triệu đồng/người/tháng lên 31 triệu đồng/người/tháng.

Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng nhẹ trong quý IV, lên 10.984 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 2,28%. Trước đó vào quý III, số dư và tỷ lệ nợ xấu của Sacombank lần lượt ở mức 10.388 tỷ đồng và 2,2%.

Theo báo cáo tài chính, số chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành (chủ yếu là trái phiếu VAMC) đã giảm từ 21.514 tỷ đồng về 16.433 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 4.000 tỷ đồng so với cuối quý III và giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với đầu năm 2022. Ngân hàng đã trích lập được 14.603 tỷ đồng dự phòng cho số còn lại này.

Tiến Hoàng