Mâm ngũ quả trong ngày Tết của người Việt

Tết đến, Xuân về, bên cạnh những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, thịt gà, thịt lợn,... thì mâm ngũ quả cũng là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Mâm ngũ quả không chỉ là món ăn ngon miệng, mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành

Trong quan niệm của người Việt, "quả" (trái cây) là biểu tượng cho thành quả lao động, cho sự sung túc, thịnh vượng. Chính vì vậy, trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về, mâm ngũ quả luôn là một phần không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình.

Mâm ngũ quả thường có năm loại quả, tượng trưng cho ngũ hành: Kim (bưởi, phật thủ), Mộc (chuối), Thủy (dứa), Hỏa (cam, quýt), Thổ (đu đủ, mãng cầu). Sự kết hợp hài hòa của năm loại quả này thể hiện mong muốn của gia chủ về một năm mới đầy đủ, sung túc, thịnh vượng. Ngoài ra, mâm ngũ quả còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được Ngũ phúc lâm môn trong nét đẹp văn hóa dân tộc đó là phúc, quý, thọ, khang, ninh.

Mâm ngũ quả trong ngày Tết của người Việt - Ảnh 1

Mâm ngũ quả không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm tươi vui, ấm áp mà còn là nơi hội tụ của những ước nguyện tốt đẹp của người Việt Nam. Mỗi loại quả trên mâm ngũ quả đều mang một ý nghĩa riêng, thể hiện mong muốn về một năm mới an lành, hạnh phúc, đủ đầy.

Khám phá mâm ngũ quả theo vùng miền

Mâm ngũ quả ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng. Ở miền Bắc, với văn hóa phong phú và đặc trưng riêng, bài trí mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành. Mâm ngũ quả ở đây không thể thiếu chuối xanh tươi mát và quả bưởi lấp lánh. Ngoài ra, còn có thể bày thêm những loại quả đa dạng như cam, hồng, roi, ớt, quất... 

Mỗi loại quả đều tượng trưng cho một màu sắc tương ứng với nguyên tắc Ngũ hành, tạo nên một hình ảnh mâm ngũ quả tráng lệ. Trong đó, chuối xanh tượng trưng cho sự phát triển, bưởi tượng trưng cho sự sung túc, cam, quýt tượng trưng cho sự may mắn, hồng, đào tượng trưng cho sự phú quý.

Mâm ngũ quả trong ngày Tết của người Việt - Ảnh 2

Mâm ngũ quả miền Trung thì không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì thì mình cúng nấy, miễn sao thành tâm dâng kính tổ tiên.  Thường thấy các loại quả như thanh long, chuối, mãng cầu, dưa hấu, dứa, sung, cam, quýt. Chuối tượng trưng cho sự sung túc, mãng cầu tượng trưng cho sự sum vầy, dừa tượng trưng cho sự vững chãi, dưa hấu tượng trưng cho sự may mắn, xoài tượng trưng cho sự phước lành, sung tượng trưng cho sự đủ đầy.

Miền Nam - nơi phong cảnh thiên nhiên thịnh vượng, tự nhiên chan hòa, mâm ngũ quả cũng mang một cái nhìn đặc trưng. Mâm ngũ quả ở đây thường chứa mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Từ "cầu vừa đủ xài sung" được nhắc đến khi bày mâm ngũ quả ở miền Nam. Người dân miền Nam cũng tránh những trái cây mang ý nghĩa không tốt như chuối chúi nhủi, cam chịu, lê lê lết, sầu riêng, bom (táo)... để đảm bảo sự tươi ngon và may mắn trong năm mới.

Dù mỗi miền có cách bày biện mâm ngũ quả khác nhau, nhưng đều mang ý nghĩa chung là cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý. Mâm ngũ quả không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam mà còn là cầu nối giữa tâm linh và hiện thực, thể hiện niềm tin và ước vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bày mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả không chỉ có ý nghĩa là lễ vật dâng lên tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành, sung túc mà còn là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Mâm ngũ quả thường được bày biện trên một chiếc mâm hoặc đĩa lớn, đặt ở giữa bàn thờ tổ tiên hoặc trong phòng khách. Cách bày mâm ngũ quả có thể khác nhau tùy theo sở thích của mỗi gia đình.

Theo đó, nải chuối xanh được đặt dưới cùng, ở giữa mâm ngũ quả. Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành quả ngọt. Nải chuối còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.

Mâm ngũ quả trong ngày Tết của người Việt - Ảnh 3

Quả Phật thủ được đặt ở giữa mâm ngũ quả, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có 10 cánh mũi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được bày lên bàn thờ ngày Tết với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể bày quả bưởi lên mâm ngũ quả cũng mang ý nghĩa tương tự.

Tuy nhiên, thông thường, mâm ngũ quả sẽ được bày theo hình tháp, với các loại quả được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao. Những loại quả thường được chọn là:

  • Màu đỏ (ứng với mùa Hạ - hành hỏa): ớt sừng, cam-quýt chín, trứng gà, hồng...
  • Màu trắng (ứng với mùa Thu - hành kim): roi, đào...
  • Màu đen (ứng với mùa Đông - hành thủy): mận, hồng xiêm…

Ngày nay, hoa trái ngày càng phong phú, mâm ngũ quả cũng vì thế mà có thể trở thành thập quả, thậm chí là thập tam quả. Tuy nhiên, cái tên gọi "ngũ quả" đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời. Mâm ngũ quả không chỉ làm cho quang cảnh ngày Tết thêm tươi vui, ấm áp mà còn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây của nét văn hóa dân tộc và ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt Nam.

Bảo Anh 

Từ khóa: