Theo đó, Tính riêng quý III, doanh thu Biwase ước đạt 1.054 tỷ đồng - tăng 23%; lợi nhuận sau thuế giảm 23% so với cùng kỳ còn 142 tỷ.
Biwase đặt mục tiêu trong năm 2023 đạt 3.970 tỷ đồng doanh thu, 720 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau ba quý, công ty đã hoàn thành 66% kế hoạch doanh thu, 68% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tháng 10, công ty đặt mục tiêu quý IV tăng trưởng hơn 5% so với quý III.
Trong báo cáo phân tích hồi tháng 8, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, Biwase sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ nước tăng tại tỉnh Bình Dương khi là doanh nghiệp duy nhất phân phối nước sạch trên địa bàn nhờsự gia tăng nhu cầu nước sản xuất tại các khu công nghiệp do gia tăng FDI . Ngoài ra, dân số tiếp tục tăng nhanh với tốc độ 3,7%/năm cho đến năm 2030 và tỷ lệ đô thị hóa cao kéo theo lượng nước tiêu thụ tăng lên do đời sống được cải thiện.
Hiện tại, Biwase đang hoàn thiện đề xuất tăng giá nước để trình cho cơ quan thẩm quyền tỉnh Bình Dương. Theo BVSC, giá nước có nhiều khả năng sẽ được tiếp tục điều chỉnh tăng để phù hợp hơn với tình hình kinh tế xã hội và đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp đầu tư trong bối cảnh chi phí xây dựng tăng cao hơn so với trước đây. Mức tăng giá hàng năm có thể là 4%, bắt đầu từ năm 2024 (thấp hơn so với giai đoạn trước là 5%/năm).
Việc M&A (mua bán và sáp nhập) các doanh nghiệp ngành nước cũng sẽ giúp lợi nhuận của Biwase tăng trưởng tốt trong tương lai. Khi công ty đang có kế hoạch mở rộng địa bàn hoạt động ra các trung tâm công nghiệp lớn ở khu vực miền Nam như Đồng Nai và Cần Thơ.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia dự báo doanh thu mảng xử lý chất thải của Biwase sẽ tăng lên trong thời gian tới nhờ mức giá cao hơn và mở rộng công suất.
Được biết, Trước năm 1975, Công ty CP Nước-Môi Trường Bình Dương (BIWASE) tiền thân là “Trung Tâm Cấp Thủy Bình Dương” với 5 trạm bơm nước ngầm. Năm 2005, thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp, công ty chuyển tên thành Công ty TNHH MTV Cấp Thoát Nước-Môi Trường Bình Dương. Sau nhiều lần chuyển đổi, năm 2016 công ty đã chính thức chuyển hình thức từ công ty TNHH 100% vốn sở hữu của nhà nước thành Công ty CP với tên Công ty CP Nước-Môi trường Bình Dương, trong đó tỷ lệ vốn nhà nước tham gia 51% và vốn tư nhân 49% vốn điều lệ.
Tiến Hoàng