Sử dụng trà đã pha quá lâu
Sử dụng trà mới pha mang lại hương vị và tác dụng tốt nhất. Khi sử dụng trà đã pha từ lâu, không những chất dinh dưỡng có trong trà như các loại Vitamin mà trà còn bị oxy hóa, biến chất và hỏng. Khi trà để ngâm lâu, đặc biệt là qua đêm, trà sẽ tiết một hàm lượng axit tannic khá lớn gây tổn thương đến đường hô hấp và cả hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trà nguội có tác dụng trừ lạnh, tụ đờm, có hại với người có cơ địa lạnh.
Sử dụng trà mới
Trà mới là trà được hái và sấy khô chưa đầy một tháng tính dến ngày tiêu thụ. Do trà còn mới, nên trong trà vẫn chứa một số chất có tác dụng phụ đối với cơ thể như polyphenol, andehit, chưa được oxy hóa hết rất dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Do đó người dùng nên đợi đạt đủ thời gian để những chất này được oxy hóa hết.
Đối với người mắc bệnh về dạ dày, nên sử dụng trà cũ thay vì trà mới để đảm bảo sức khỏe của bản thân.
Sử dụng trà đặc
Nếu giữ thói quen sử dụng trà đặc trong thời gian dài, hàm lượng axit oxalic trong trà hấp thụ vào có thể tăng lên rất nhiều, sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Bên cạnh đó, trong trà đặc thường chứa một lượng lớn florua. Khi cơ thể hấp thu florua vượt quá khả năng của thận gây tích lũy và ảnh hưởng xấu đến thận.
Ngoài ra, caffeine, theophylline có trong trà đặc thường quá mứcsẽ kích thích các tế bào thành dạ dày, dần đến tăng tiết axit dạ dày quá mức, về lâu dài gây tổn thương, viêm loét dạ dày. Lượng lớn caffeine cũng mang đến một số tình trạng xấu xảy ra với cơ thể như: gây mất canxi trong xương, phá hủy giấc ngủ.
Sử dụng khi trà còn quá nóng
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra cảnh báo rằng sử dụng đồ uống nóng trên 65°C có thể gây ung thư và trà cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Sử dụng trà nóng là thói quen yêu thích của rất nhiều người và thói quen này cần được sửa đổi trước khi quá muộn. Trà quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc thậm chí có thể dẫn tới ung thư thực quản lên đến 90%. Ngoài ra, Uống trà quá nóng có thể khiến cho cổ họng, thực quản và dạ dày bị kích thích có cảm giác bỏng rát.
Vì vậy, trước khi sử dụng trà, bạn nên đợi trà nguội dần hoặc pha thêm một chút nước mát. Điều này vừa giúp bạn có thể giải nhiệt, vừa tránh được những tác hại khó lường mà trà nóng gây ra.
Sử dụng trà khi bụng đói
Một số người có thói quen uống trà vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Trong trà có chất chống oxy và polyphenol thúc đẩy quá trình sản xuất axit dạ dày và làm rối loạn tiêu hóa. Uống trà khi đói bụng ngoài khiến bản thân gặp trường hợp bị say trà, mang lại cảm giác nôn nao, hoa mắt, chóng mặt, mà còn ảnh hưởng xấu đối với dạ dày.
Uống trà trước bữa ăn cũng là một trong nhức tác nhân khiến cho quá trình hấp thu protein trong thức ăn bị suy giảm. Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng trà là sau bữa ăn hoặc tối thiểu 20-30 phút trước khi ăn.
Minh Huyền