Trà có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó phải kể đến đặc tính kháng khuẩn và có tác dụng làm giảm cholesterol và huyết áp. Những người yêu thích trà thường thưởng thức trà bằng cách kết hợp với đồ ăn nhẹ. Nhưng bạn có biết rằng uống trà cũng có thể có tác dụng phụ không, đặc biệt khi kết hợp với những thực phẩm sau đây.
Rau giàu chất sắt
Thực phẩm chứa nhiều sắt, một chất dinh dưỡng không tương thích với trà. Điều này là do trà có chứa tannin và oxalat ngăn chặn sự hấp thụ sắt từ thực phẩm nạp sắt. Những hợp chất này có thể liên kết sắt với chúng, ngăn cản sự hấp thụ của chúng trong máu. Do đó, bạn nên tránh kết hợp các loại thực phẩm giàu chất sắt như các loại hạt, rau lá xanh, ngũ cốc, đậu lăng và ngũ cốc với trà.
Nghệ
Nên tránh thực phẩm có chứa nghệ khi uống trà vì điều này cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày như đầy hơi, chua hoặc táo bón. Nghệ và lá trà không tương thích với nhau và có thể xung đột, gây ra gián đoạn.
Thức ăn nguội
Không bao giờ kết hợp bất kỳ thức ăn nguội nào với trà nóng vì nó có thể làm gián đoạn quá trình tiêu hóa. Khi tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiệt độ khác nhau có thể làm suy yếu quá trình tiêu hóa và có thể khiến bạn buồn nôn. Vì thế hãy tránh uống bất cứ thứ gì lạnh ít nhất 30 phút sau khi uống trà ấm.
Chanh
Nhiều người yêu thích trà chanh, nhưng lại không biết rằng khi trà kết hợp với chanh có thể chuyển thành axit, có thể gây đầy hơi. Trà chanh cũng có thể gây ra các vấn đề như trào ngược axit và ợ nóng nếu uống khi bụng đói vào buổi sáng.
Trứng
Trong thành phần của trà chứa axit tannic, nếu kết hợp với trứng sẽ có phản ứng hóa học dẫn tới kết tủa dễ gây nên tiêu chảy lạnh bụng, khó chịu. Bên cạnh đó, khi bạn sử dụng trứng và nước trà cùng lúc quá nhiều có thể dẫn tới sỏi thận. Vì vậy, nếu như bạn ăn trứng thì không nên dùng nước trà ngay, bởi hai loại này không thể kết hợp chung với nhau được.
Đường kính
Lá chè xanh có vị đắng tính hàn để kích thích tuyến tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa và tăng cường chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng đường kính cho vào trà xanh sẽ làm ức chế tính hiệu quả thanh nhiệt của trà và gây khó chịu cho tiêu hóa.
Rượu
Uống trà xanh sau khi uống rượu sẽ gây bất lợi cho thận. Bởi trong thành phần của trà có chứa Theophylline có tác dụng lợi tiểu, còn chất acetaldehyde trong rượu lúc này chưa hoàn toàn được phân hủy. Khi sử dụng trà sau khi uống rượu sẽ khiến cho các chất acetaldehyde sẽ đi vào thận, kích thích thận gây ra tổn thương các chức năng của thận và sinh ra một loạt các triệu chứng khác như lạnh thận, tiểu dắt, đau tinh hoàn…
Thịt dê
hịt dê có tác dụng bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi ăn thịt dê xong không nên uống trà. Nguyên nhân vì trong thịt dê có nhiều protein, trong khi trà xanh có chứa axit tannic. Chúng phản ứng với nhau tạo thành hợp chất không tiêu hóa được, vừa mất chất dinh dưỡng, vừa gây ra táo bón. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, chất độc sẽ nằm lâu trong ruột, thấm ngược trở lại cơ thể, gây hại đến sức khỏe.
Một số lưu ý khác khi uống trà
- Tránh uống trà khi đói: Nếu không trà xanh sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh dẫn đến tình trạng khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…
- Tránh pha trà để quá lâu: Trà để lâu dễ bị oxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.
- Tránh uống trà trước bữa ăn: Nước trà sẽ làm loãng dịch vị của bạn.
- Tránh uống trà ngay sau bữa ăn: Axit tannic trong trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng và nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt.
- Tránh dùng nước trà để uống thuốc: Axit tannic có trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
Hồng Anh (t/h)