Sân bay A So (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế), đã hứng chịu hậu quả nặng nề của hơn 432.812 gallon với khối lượng dioxin ước tính khoảng 11kg. Kết quả khảo sát của một số dự án cho thấy, diện tích ô nhiễm ước tính khoảng 5ha, chiều sâu ô nhiễm trung bình 0,7m, tổng khối lượng trầm tích cần xử lý 35.000 m3, trong đó 6.600 m3 đất nhiễm có nồng độ ô nhiễm trên 200ppt. Trong quá trình xử lí đất nhiễm dioxin tại sân bay A So cán bộ, chiến sĩ gặp không ít khó khăn từ dịch bệnh Covid-19 bùng phát; thời tiết nắng mưa thất thường, cho nên trong quá trình đào xúc cũng như quá trình xử lí đáy hố gặp rất nhiều khó khăn; thứ hai sân bay A So nằm trong vùng thung lũng nên trong quá trình xử lý đáy hố gặp rất nhiều mạch nước ngầm…Tuy nhiên trong quá trình khai thác gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng đơn vị đã có nhiều biện pháp khắc phục, cũng như ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ đã hoàn thành tiến độ đề ra.
Thiếu tá Nguyễn Phượng Minh, Phó Trưởng phòng sinh học - Viện Hóa học môi trường Quân sự, Binh chủng Hóa học cho biết: “Hiện nay, chúng tôi xử lí chất nhiễm dioxin tại sân bay A So thì chúng tôi kết hợp hai phương pháp xử lí, thứ nhất là xử lí bằng phương pháp chôn lấp cô lập tích cực và phương pháp thứ hai là sử dụng phương pháp sinh học vào để xử lí đất nhiễm. Cái ưu điểm của phương pháp xử lí sinh học là sẽ xử lí được triệt để nồng độ dioxin ở trong đất, phục hồi môi trường tốt hơn so với các phương pháp khác. Đối với phương pháp này thì chúng tôi đang dự kiến và đẩy nhanh tiến độ xử lí để cuối năm 2022 là chúng tôi cơ bản hoàn thành được tiến độ của dự án”.
Dioxin là một hóa chất vô cùng nguy hiểm đối với con người và môi trường. Sau khi nhận nhiệm vụ trực tiếp vào xử lí chất độc tại sân bay A So, A Lưới thì cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Hóa học không quản ngại khó khăn, gian khổ, độc hại làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục mọi khó khăn do thời tiết nắng, mưa; làm cả ngày, lẫn đêm để sớm hoàn thành nhiệm vụ. Đến nay, Binh chúng Hóa học đang tập trung đẩy mạnh mọi nguồn lực, nhân lực, phương tiện kỹ thuật để hoàn thành tiến độ thị công theo đúng kế hoạch dự án đề ra.
Thiếu tá Nguyến Mạnh Hiếu, Trợ lý phòng công nghệ xử lý môi trường - Viện Hóa học môi trường Quân sự, Binh Chủng Hóa học cho biết: “Dioxin là một trong những các chất cực độc mà tồn lưu sau chiến tranh, do đó quá trình xử lí chất độc tồn lưu này chúng tôi phải tuân thủ rất đúng các nguyên tắc an toàn, tất cả các đồng chí tham gia công tác xử lí trước hết đều phải được huấn luyện nghiêm ngặt về công tác đảm bảo an toàn cũng như mang mặc bảo hộ lao động đáp ứng tất cả các quy chuẩn mà khi làm việc đối với chất độc hại. Đối với môi trường bên ngoài thì chúng tôi cũng làm tất cả các biện pháp để ngăn ngừa việc phát tán của chất độc cũng như trong bụi khí ra bên ngoài như sử dụng tất cả các hệ thống tường bao xung quanh và dùng hệ thống tiêu tẩy khử khuẩn chuyên dụng để phun hơi nước đảm bảo cho quá trình xử lí không phát tán bụi ra môi trường bên ngoài. Kết thúc quá trình làm việc thì tất cả những đồng chí tham gia thực hiện xử lí sẽ vào khu cách li thay bảo hộ lao động và tiêu tẩy trước khi quay về cái khu vực ăn nghỉ, tránh hạn chế tối đa cái việc mang mặc cũng như đem phát tán chất độc ra môi trường bên ngoài, cái khu vực xử lí cũng đã được cảnh giới và để đảm bảo cho người dân không thể đi lại các khu vực mà chứa chất độc”.
Xử lý triệt để ô nhiễm chất độc hóa học tại sân bay A So, A Lưới là mong ước nhiều năm nay của những người dân nơi đây. Dự án được tiến hànhtrong 2 năm 2020 - 2022 cho thấy việc cụ thể hóa, hành động hóa về Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi vùng đất này được hồi sinh sẽ có ý nghĩa về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng cho tỉnh ThừaThiên- Huế.
Xuân Trường - TrầnTình