Trong kỷ nguyên mà mọi giá trị truyền thống đều đứng trước ngã ba thời đại hoặc hòa mình vào nhịp sống hiện đại, hoặc dần lui về dĩ vãng việc gìn giữ và tái sinh bản sắc văn hóa dân tộc trở thành sứ mệnh không chỉ của bảo tàng, sách vở hay sân khấu, mà còn qua những điều tưởng chừng rất đời thường: một ly trà, một món đồ uống, một cách kể chuyện. Giữa không gian F&B sôi động, thương hiệu Phê La đã chọn cho mình một con đường riêng con đường đưa trà Việt đương đại trở thành chất liệu kể chuyện văn hóa, truyền cảm hứng và đánh thức niềm tự hào dân tộc trong từng trải nghiệm vị giác.
Phê La không chỉ là một thương hiệu trà hiện đại mà còn là nhịp cầu kết nối văn hóa Việt với thế hệ trẻ.
Từ cao nguyên Đà Lạt đến trái tim người trẻ
Ra mắt vào tháng 3 năm 2021 tại Hà Nội, Phê La không chọn con đường an toàn của một chuỗi trà sữa đại trà. Thay vào đó, thương hiệu này tự tin định vị bản thân là “nhà sáng tạo hương vị” với sản phẩm chủ lực là trà Ô Long đặc sản Đà Lạt loại trà gắn liền với khí hậu đặc thù của cao nguyên, nơi mỗi ngày trọn vẹn đủ bốn mùa: sáng xuân dịu nhẹ, trưa hè rực nắng, chiều thu mát mẻ và đêm đông se lạnh.
Mỗi món uống của Phê La không chỉ hấp dẫn vị giác, mà còn khơi gợi “nốt hương đặc sản” qua hương từ Trân Châu Trầu Không gợi nhớ dân gian đến Lụa Gạo mang hình tượng hạt gạo trong tranh Đông Hồ.
Không dừng lại ở nguồn gốc nguyên liệu, Phê La còn trực tiếp hợp tác với các nông hộ tại Lâm Đồng để phát triển chuỗi cung ứng bền vững, kiểm soát chất lượng “từ vườn đến ly”. Việc này không chỉ đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm mà còn thể hiện sự đầu tư nghiêm túc vào giá trị cốt lõi: trà Việt phải đi cùng nông sản Việt, kể chuyện bằng chính hương vị của đất nước mình.
Ống Hút Bung Hương lan tỏa hương trà dịu nhẹ, đầy thăng hoa.
Nếu trà là chất liệu thì công nghệ pha chế và nghệ thuật sáng tạo là phương tiện mà Phê La dùng để truyền tải cảm xúc. Khác biệt lớn nhất của Phê La so với các chuỗi trà sữa là ở triết lý phát triển sản phẩm: mỗi món uống không chỉ ngon, mà còn chứa một “nốt hương đặc sản” được đánh thức từ hương vị, nguyên liệu đến câu chuyện phía sau.
Chẳng hạn, Trân Châu Trầu Không không chỉ là topping độc đáo, mà còn là lời mời nhẹ nhàng đến một nét văn hóa dân gian đang mai một. Hay như Trân Châu Gấc là hình ảnh ẩn dụ đầy màu sắc về chiếc chõ xôi đêm 30 Tết, trong khi Lụa Gạo – Ô Long Gạo Sữa Tươi lại tái hiện hình tượng “hạt gạo làng ta” bằng chất liệu mỹ thuật Đông Hồ. Những hình ảnh dung dị, gần gũi ấy được thổi hồn qua thiết kế chỉn chu, storytelling tinh tế và không gian “chill có chiều sâu” khiến mỗi ly trà của Phê La như một tác phẩm văn hóa nhỏ, dễ cảm mà không dễ quên.
Thức uống của thế hệ cảm xúc
Không khó để lý giải vì sao Phê La lại nhanh chóng trở thành điểm đến yêu thích của giới trẻ, đặc biệt là Gen Z thế hệ cởi mở, đề cao trải nghiệm, nhưng cũng không dễ bị hấp dẫn bởi những sản phẩm rập khuôn. Với họ, trà không chỉ là thức uống, mà còn là biểu hiện của cá tính, lối sống, thậm chí là một phần của tuyên ngôn văn hóa.
Phê La, điểm đến yêu thích của giới trẻ, đặc biệt là Gen Z – thế hệ năng động và cởi mở.
Phê La hiểu điều đó, và thương hiệu đã rất thành công trong việc kết nối giá trị truyền thống với trải nghiệm hiện đại. Từ việc sử dụng ống hút bung hương – một chi tiết nhỏ nhưng giúp tăng cường cảm giác vị giác đến cách đặt tên sản phẩm như Ô Long Đào đỏ, Phan Xi Păng, Lụa Gạo, Trân Châu Trầu Không hay Trân Châu Phong Lan, tất cả đều mang tính biểu tượng, vừa gợi hình, gợi cảm, vừa “vừa miệng Gen Z”.
Quan trọng hơn, Phê La không đi một mình. Họ gọi cộng đồng người yêu trà là “Đồng Chill” một cách đặt tên vừa gợi cảm xúc vừa tạo nên cộng đồng gắn kết, nơi mỗi người thưởng trà đều là một phần của câu chuyện lớn hơn: câu chuyện văn hóa, câu chuyện bản sắc.
Trà Việt đương đại: Một định nghĩa mới
Sự thành công của Phê La không chỉ là câu chuyện kinh doanh. Đó còn là một minh chứng sống động cho cách thức văn hóa có thể được bảo tồn và lan tỏa qua những nền tảng hiện đại, sáng tạo và gần gũi nhất. Trong bối cảnh nhiều giá trị truyền thống đang bị lãng quên, Phê La lựa chọn “làm mới” thay vì “bỏ cũ” và điều đó tạo nên sức hấp dẫn khác biệt.
Câu chuyện của Phê La là lời khẳng định rằng trà Việt không chỉ dành cho lớp người trung niên yêu sự tĩnh tại, mà hoàn toàn có thể trở thành một phần trong đời sống năng động của giới trẻ. Không cần phải đánh đổi giữa bản sắc và hiện đại vì Phê La đã chứng minh rằng, khi được pha bằng cảm xúc và sự trân trọng, văn hóa có thể len lỏi vào từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc sống hàng ngày.
Từ ly Ô Long Gạo nhẹ nhàng đến ly Ô Long Đào đỏ, Phan Xi Păng mạnh mẽ, từ Trân Châu Trầu Không đậm đà truyền thống đến những câu chuyện kể bằng thiết kế, Phê La không chỉ bán trà họ bán cảm xúc, bán sự tự hào, và bán một lát cắt rất thật của văn hóa Việt đương đại. Giữa vô vàn hương vị ngoài kia, Phê La chọn cho mình một vị, vị của đất, của người, của câu chuyện và của sự sống động mà truyền thống có thể mang lại khi được pha bằng trái tim.