Quá trình phát triển của trà

Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người, trà hiện hữu từ rất sớm và nhanh chóng trở thành loại thức uống có ảnh hưởng, quyền lực lớn nhất trên hành tinh… và thậm chí, có thời kỳ từng được ví von "trà là thức uống khiến cả thế giới phát cuồng".

Từ xa xưa, trà đã trở thành một phần quan trọng của đời sống hàng ngày của người Việt. Nguồn gốc của trà có thể được tìm thấy trong cuộc sống của những người dân xưa, khi họ khám phá ra những lá trà thơm ngon và hạt trà có chất lượng tuyệt vời. Từ đó, nghệ thuật chế biến và thưởng thức trà đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa của nhiều nước và từng bước hình thành thành một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Dòng chảy lịch sử của trà

Quá trình phát triển của trà - Ảnh 1

Ban đầu, cây trà được trao đổi và thương mại với vùng Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Từ đó, có 4 con đường phát triển cây trà từ loại trà cổ đến các loại trà phong phú hiện nay tại Trung Quốc. Sự phát triển này phụ thuộc vào điều kiện địa hình, khí hậu và hoạt động kinh doanh riêng biệt của từng khu vực. Cây trà đã có nhiều biến thể và chủng loại khác nhau.

Con đường đầu tiên phát triển sang hướng Tây Nam từ Vân Nam, Tứ Xuyên đến tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Đảo Hải Nam. Cây trà ở Tứ Xuyên duy trì kích thước ban đầu, cao từ 6 đến 15m, lá to, chiều dài từ 15 đến 21 cm, rộng 6-9 cm. Chồi không có lông. Hoa trà có 8-10 cánh và hạt trà có hình dạng trái banh.

Con đường thứ hai phát triển từ Vân Nam đến tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây và Phúc Kiến, và cuối cùng là đảo Đài Loan. Con đường này phát triển sang hướng Đông Nam, có khí hậu nóng quanh năm và mưa nhiều, nhiệt độ không chênh lệch quá nhiều trong năm.

Con đường thứ ba phát triển từ Tứ Xuyên (Vân Nam) đến Trùng Khánh, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tô và Chiết Giang.

Ở hai con đường thứ ba và thứ tư này, cây trà đã phải thích nghi với khí hậu của vùng phía Đông Bắc Trung Quốc. Với mùa đông khô và lạnh cùng mùa hè ẩm ướt và nóng bức, nhiệt độ dao động rất cao trong suốt năm, cây trà đã trải qua sự biến đổi để phù hợp với điều kiện khí hậu này.

Trong quá trình di chuyển từ phía Tây sang phía Đông, cây trà ngày càng nhỏ lại, lá cũng nhỏ đi và mang đến hương vị thanh hơn. Hiện nay, hầu hết các loại trà cao cấp đều được tìm thấy ở vùng Đông Trung Quốc.

Ở Chiết Giang, cây trà cũng đã giảm kích thước, chỉ cao từ 1 đến 3 m, lá có chiều dài dưới 10 cm. Nụ hoa có nhiều lông. Nhiều cây trà đã trở thành dạng bụi cây và trở thành loại cây trà trung bình hoặc nhỏ.

Như vậy, qua quá trình phát triển và tiến hóa, cây trà đã tạo ra nhiều chủng loại khác nhau phù hợp với điều kiện địa lý và khí hậu của từng khu vực trong Trung Quốc. Sự đa dạng này đã làm nên sự phong phú và độc đáo của nền văn hóa trà Trung Hoa.

Sự phát triển của trà ở châu Á

Trong lịch sử trà ở Trung Quốc, có một truyền thuyết về Thần Nông, nhân vật có vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp và y học truyền thống của người Trung Quốc. Theo truyền thuyết này, Thần Nông đã nếm thử hàng trăm loại cỏ và trong số đó có 72 loại độc. Nhờ trà, ông đã có thể giải độc và cứu người. Thần Nông được cho là có một cái bụng trong suốt như thủy tinh, cho phép ông nhìn thấy rõ bên trong sau khi ăn thực phẩm.

Theo truyền thuyết, Thần Nông đã sử dụng cái bụng thủy tinh của mình để nếm thử hàng trăm loại cỏ và quan sát những tác động của chúng sau khi tiếp xúc với cơ thể. Một ngày nọ, ông đã phát hiện một loài cây có lá xanh và hoa trắng và đã thử ăn lá của nó. Điều đáng ngạc nhiên là sau khi ăn, ông nhận ra rằng loại cây này có khả năng thanh lọc chất độc. Ngoài ra, nó còn có mùi hương thơm mát và hương vị ngon ngọt.

Từ đó, Thần Nông sử dụng loại lá này để giải độc mỗi khi nếm phải cỏ độc. Ban đầu, ông chỉ đặt tên loại cây này là "Tra", có nghĩa là kiểm tra, vì ông sử dụng nó để kiểm tra tính độc của các loại cỏ khác nhau. Sau đó, chữ "Tra" được viết lại thành "Trà". Đây là nguồn gốc của từ "Trà" trong lịch sử trà Trung Quốc.

Nhờ những phát hiện này, lịch sử trà đã được ghi chép và truyền tay nhau. Người dân Trung Quốc thời đó coi trà như một loại thuốc thảo dược để giải độc và chữa bệnh.

Tuy nhiên, chỉ đến thời nhà Đường (năm 618 – 907), cây trà mới được sử dụng rộng rãi như một loại nguyên liệu để pha chế đồ uống. Sau đó, trà bắt đầu xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Anh, Sri Lanka, Mỹ, và nhiều nơi khác.

Trà được lan tỏa đến các quốc gia châu Á khác, đặc biệt nổi bật là Nhật Bản. Văn hóa trà đạo Nhật Bản được hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ, đặc biệt sau khi những sư thầy của phái Thiền Tông sang nước láng giềng tu đạo. Ngày nay, trà đã trở thành một thức uống phổ biến có mặt ở hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Trong văn hóa Việt, trà không chỉ là nguyên liệu pha chế, mà còn là đặc sản tạo nên sự giao tiếp và trao đổi, phản ánh tinh túy văn hóa phương Đông. Tất cả những điều này tạo nên sức hấp dẫn vượt thời gian của trà trong cuộc sống hiện đại.

Sự phát triển của trà ở châu Âu

Quá trình phát triển của trà - Ảnh 2

Trong suốt mấy trăm năm phát triển ở khu vực châu Á, thế kỷ XVI là thời điểm quan trọng đánh dấu sự mở rộng của trà tới châu Âu. Trà không còn bị “buộc chặt” ở khu vực này mà đã được thương nhân đưa đến vùng đất châu Âu rộng lớn. Nhận được danh xưng độc tôn hiếm có, trà đã nhanh chóng trở thành một món quý phục vụ trong những bữa tiệc của giới quý tộc.

Năm 1660, khi công chúa Catherine de Braganza kết hôn với vua Charles II và trở thành hoàng hậu của nước Anh, bà đã mang văn hóa trà từ khu vực châu Á đến Anh và tổ chức những buổi trà chiều quy mô lớn tại cung điện. Điều này đã khởi nguồn cho sự phát triển của văn hóa trà chiều nổi tiếng tại quốc gia này.

Vào thế kỷ XVIII, trà đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của châu Âu. Đặc biệt, đế quốc Anh đã đưa trà tới các thuộc địa của họ, đặc biệt là ở Mỹ và Ấn Độ. Nhờ sự lớn mạnh không ngừng của Anh, việc trồng trà đã lan rộng và trở thành một nguồn thu hút lớn đối với đế quốc này.

Trà luôn giữ vị trí độc tôn không thể thay thế trong dòng chảy văn hóa nhân loại. Lịch sử trà đa dạng với hàng ngàn chủng loại và hương vị, mang đến sự mới mẻ và không trùng lặp. Mỗi loại trà có dáng vẻ độc đáo, làm say mê người thưởng thức. Ngoài việc làm đồ uống, trà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Lí do trà lại được cả thế giới ưa chuộng

Cho tới nay, trà là thức uống phổ biến và có ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới. Sản lượng tiêu thụ trà mỗi năm bằng tổng tiêu thụ của cà phê, chocolate, nước ngọt và rượu cộng lại với nhau. Tuy nhiên, đây không phải do may mắn mà hoàn toàn là do những đặc tính tự nhiên nổi trội của loại đồ uống này.

Trà chứa một số lượng lớn các hóa chất sinh học như flavonoid, acid amin, vitamin… có tác dụng chống ung thư. Đặc biệt, caffeine trong trà sẽ giúp con người tỉnh táo nếu uống vào buổi sớm.

Trà cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và được đưa vào nhiều thực đơn ăn kiêng. Ngoài ra, phải kể tới catechin trong trà xanh có thể ngăn ngừa béo phì, ung thư gan hay đại tràng.

Một nguyên nhân khác đó là ở mỗi nơi, trà lại được pha chế biến đổi theo những cách khác nhau cho phù hợp với văn hóa địa phương. Chính vì vậy, trà ở mỗi nơi mỗi khác, mang những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác nhau. Như tại Nhật người ta phát triển trà thành một bộ môn nghệ thuật Trà Đạo mang tính quốc gia, tại Anh trà trở thành một loại thức uống biểu trưng cho văn hóa, cho sự thanh tao và quý phái qua các loại tiệc trà chiều kết hợp cùng bành ngọt, tại Ấn Độ trà trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của quốc gia này,…

Chẳng hạn, người Á Đông như Trung Quốc, Việt Nam thích uống trà xanh, trong khi người phương Tây chuộng trà đen, còn người Trung Đông thích trà pha với hồ trăn, hạnh nhân, thảo quả, quế…

Hương Trà

Từ khóa: