Tập đoàn Lộc Trời thoái vốn tại 5 công ty con

Sau khi thoái vốn tại 5 công ty con nêu trên, Lộc Trời còn 15 công ty con và 1 công ty liên kết, trong đó, có công ty cổ phần Nông sản Lộc Trời với tỷ lệ sở hữu 99.5% vốn.

Tập đoàn Lộc Trời thoái vốn tại 5 công ty con - Ảnh 1

Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) vừa công bố thông tin về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại 5 công ty con đang hoạt động trong ngành hàng lương thực với hoạt động cụ thể là sản xuất, bán buôn gạo.

Theo đó, phần vốn góp của Lộc Trời tại 5 công ty con sẽ được chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Nông sản Lộc Trời, được thành lập từ năm 2020, do ông Lê Vinh Quốc và ông Nguyễn Phi Bằng làm đại diện pháp luật.

Sau khi thoái vốn tại 5 công ty con nêu trên, Lộc Trời còn 15 công ty con và 1 công ty liên kết; trong đó, có công ty cổ phần Nông sản Lộc Trời với tỷ lệ sở hữu 99.5% vốn.

Về tình hình kinh doanh, trong quý 2/2021, Lộc Trời ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.724 tỷ đồng, tăng 86%. Tuy nhiên, giá vốn lại tăng 122% khiến lợi nhuận gộp chỉ còn 348 tỷ đồng, giảm 12,5% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính chỉ mang về 14 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lên tới 56 tỷ đồng. Lộc Trời cũng ghi nhận khoản lỗ 145 triệu đồng trong các công ty liên kết, trong khi cùng kỳ lãi hơn 1 tỷ đồng.

Trong khi thu nhập hoạt động kém khả quan thì chi phí quản lý doanh nghiệp và hci phí bán hàng lại lần lượt tăng 17-20% kiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty chỉ còn 49 tỷ đồng, chưa bằng 1/3 so với cùng kỳ.

Do hoạt động khác mang về 14,5 tỷ đồng lợi tiền lãi, lợi nhuận trước thuế quý 2/2021 của Lộc Trời đạt 63,7 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty vẫn đạt doanh thu thuần 5.121 tỷ đồng , tăng132% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ quý 1/2021 doanh thu tăng trưởng mạnh. Chiếm cơ cấu lớn nhất về doanh thu là mảng  lương thực với 2.346 tỷ đồng, tăng 5,4 lần cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá vốn lương thực cũng tăng mạnh và “ngốn” gần hết doanh thu thuần. Mảng có doanh thu lớn thứ hai là thuốc bảo vệ thực vật với 2.160 tỷ đồng, tăng 1,6 lần cùng kỳ năm ngoái. Do do, giá vốn của thuốc bảo vệ thấp nên biên lãi thuần được cải thiện, trở thành mảng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của Lộc Trời hồi tháng 5/2021 đã thông qua tờ trình kế hoạch chia cổ tức năm 2020 (ở mức 15%) và dự kiến các năm sau sẽ tăng 5% theo từng năm đến mức 30% vào năm 2023.

ĐHĐCĐ của Lộc Trời cũng chấp thuận chủ trương phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu.