Thái Nguyên: Thương hiệu trà Tuấn Nhung hướng đến giá trị cộng đồng

Thương hiệu trà Tuấn Nhung nổi tiếng xuất phát từ vùng trà tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) trong nhiều năm qua đôi bạn trẻ Tuấn Nhung là nơi niềm tin của người tiêu dùng và giá trị nông sản chất lượng, mang hương vị đặc biệt ít nơi có. Đã được nhiều người sành trà, yêu trà mọi miền Tổ quốc biết đến và còn “bay” ra nhiều nước trên thế giới.

Ngày 20/7/2023 nhãn hiệu trà Tuấn Nhung chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 20/7/2023 nhãn hiệu trà Tuấn Nhung chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.
Chị Lê Thị Nhung, chủ nhãn hiệu trà Tuấn Nhung, bên nương chè (trà) hữu cơ.
Chị Lê Thị Nhung, chủ nhãn hiệu trà Tuấn Nhung, bên nương chè (trà) hữu cơ.

Chị Lê Thị Nhung (SN 1998) chủ nhãn hiệu trà Tuấn Nhung chia sẻ, tôi là người con quê hương Thái Nguyên, nhưng sinh ra và lớn lên ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) từ nhỏ đã không làm chè (trà) tuy nhiên lại rất yêu thích uống trà, cho nên sau này khi biết anh Tuấn tôi đã yêu anh và yêu luôn cả trà quê hương anh “Phú Đô”. Từ đó tôi đã có đủ cả duyên lẫn phận với xứ mệnh trà hữu cơ. Vì vậy, tôi đã giành nhiều thời gian của thanh xuân để nghiên cứu và làm trà với mong muốn làm ra những sản phảm trà ngon, mang hương vị của quê hương nhưng phải khác biệt không đâu có được.

Ngoài ra, chị Nhung chia sẻ thêm, bản thân tôi bắt đầu canh tác chè (trà) hữu cơ từ năm 2018 ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, nhưng sau 1-2 năm áp dụng quy trình canh tác tốt thì sản lượng, chất lượng và giá trị các sản phẩm trà đã tăng lên đáng kể, hiện dòng sản phẩm trà cao cấp nhất là trà đinh bao tử tuyết và trà đinh Hoàng tiên đỉnh có giá bán nội địa lần lượt là 3,000,000 và 5,000,000 (vnđ) trên một kg, đã đóng góp đáng kể vào thu nhập của gia đình tôi nói riêng và người làm trà địa phương nói chung. Với chất lượng như vậy có thể khảng định giá trị trà Tuấn Nhung nằm ở top đầu tại vùng đất Phú Đô.

Cùng với đó, tôi mong muốn rằng giá trị trà hữu cơ và giá trị từ hoạt động sản xuất hữu cơ sẽ có những đóng góp quan trọng vào bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu, thông qua việc không sử dụng hóa chất trong chăm sóc, chế biến và bảo quản trà. Từ đó bảo vệ sức khỏe của người sản xuất, người tiêu dùng và cả thế hệ sau.

Với mô hình sản xuất chè hữu cơ đầu tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã tạo ra một bước đột phá về tư duy sản xuất của người dân làm chè (trà), hiện có nhiều người đến nông trại thăm quan, học tập, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết phát triển trà hữu cơ, thưởng thức trà, đọc sách về trà... điều đó cho thấy hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa trà là rất lớn, qua đó đã thay đổi tư duy của một phần những người dân địa phương từ canh tác truyền thống, hóa học, VietGap sang hữu cơ, đồng thời góp phần phát triển văn hóa trà địa phương.

Hoàng Tuấn