Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 100 doanh nghiệp công nghệ số

Mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có ít nhất 100 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó ít nhất có 10 doanh nghiệp công nghệ số phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin trọng điểm phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số.

Đến năm 2025 toàn tỉnh Thanh Hóa có ít nhất 100 doanh nghiệp công nghệ số
Đến năm 2025 toàn tỉnh Thanh Hóa có ít nhất 100 doanh nghiệp công nghệ số

Theo đó, Mục tiêu của kế hoạch là phát triển doanh nghiệp công nghệ số có năng lực canh tranh cao để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền số, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thanh Hóa. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số, đưa sản phẩm công nghệ số để giải quyết các bài toán trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.

Mục tiêu của kế hoạch là phát triển doanh nghiệp công nghệ số có năng lực canh tranh cao để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền số, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thanh Hóa. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số, đưa sản phẩm công nghệ số để giải quyết các bài toán trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bên cạnh đó, để thực hiện kế hoạch, UBND tỉnh Thanh Hoá đã đề ra 5 nhóm giải pháp chính: Hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp; Phát triển hạ tầng số, sản phẩm công nghệ số; Phát triển nhân lực công nghệ số; Phát triển thị trường cho doanh nghiệp; Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 100 doanh nghiệp công nghệ số - Ảnh 1

Được biết, tỉnh Thanh Hóa đang trong top 10 về phát triển doanh nghiệp (DN) của cả nước, với gần 18.000 DN đang hoạt động. Cùng với xu hướng chung của toàn cầu, nhiều DN đã và đang thay đổi tư duy, chiến lược trong chuyển đổi, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh.

Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 500 DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 10%/năm. Trong đó, một số DN có năng lực trong lĩnh vực này đã phát triển khá thành công trên thương trường, như: Công ty TNHH Minh Lộ, Công ty CP ThinkLabs, Công ty TNHH G8... Tại Công ty TNHH Minh Lộ, Khu đô thị Bình Minh, TP Thanh Hóa hiện đã phát triển và thương mại hóa thành công 2 sản phẩm: Phần mềm quản lý bệnh viện Minh Lộ BV và Phần mềm điều hành hỗ trợ xếp hàng tự động và phân luồng bệnh nhân Minh Lộ QMS. Hiện đơn vị đã triển khai tới hơn 300 bệnh viện trên toàn quốc ứng dụng phần mềm này. Các sản phẩm đã giúp giảm tải đáng kể khối lượng công việc hành chính tại bệnh viện, giúp cán bộ, nhân viên trong ngành giảm được các sai sót, nhầm lẫn đáng tiếc do việc sao kê thủ công; giúp người dân tiếp cận thông tin y tế dễ dàng, góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tránh việc nhầm lẫn thông tin trong chẩn đoán và điều trị.

Thanh Hoá đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số.

Tiến Hoàng