Tháo gỡ các vướng mắc để phát triển thị trường bất động sản và nhà ở xã hội

Thị trường bất động sản và nhà ở xã hội tại Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức, từ các vướng mắc về pháp lý, tài chính cho đến vấn đề về quy hoạch và nguồn cung. Những khó khăn này không chỉ làm chậm lại quá trình phát triển của thị trường mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và xã hội. Việc tháo gỡ những vướng mắc này là cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng của người dân.

Tháo gỡ các vướng mắc để phát triển thị trường bất động sản và nhà ở xã hội.  
Tháo gỡ các vướng mắc để phát triển thị trường bất động sản và nhà ở xã hội.  

Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội, trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết năm 2023, công tác phát triển nhà ở xã hội được chú trọng, đã có 30 dự án đã hoàn thành, 58 dự án đang triển khai, 83 ô đất có tổng quy mô sử dụng đất khoảng 43,58ha tại 48 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành quỹ đất 20%, 25% để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.

Để đáp ứng chỉ tiêu đã được giao tại Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối lượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai doạn 2021-2030" của Chính phủ và triển khai đầu tư nhà ở xã hội sau năm 2030, UBND TP. Hà Nội tập trung chỉ đạo lập, phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) với khoảng 1 triệu mét vuông sàn, làm cơ sở để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

Bên cạnh đó, Hà Nội đã rà soát, bổ sung khoảng 15 khu đất mới có quy mô lớn để đầu tư xây dựng các dự án khu nhà ở xã hội tập trung, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (khoảng 2.000 căn hộ/khu); trong đó tập trung bố trí 2-3 khu đất xây dựng nhà ở công nhân tại khu vực gần các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế, tình trạng dư thừa quỹ đất ở, nhà ở thương mại nhưng lại thiếu quỹ đất ở, nhà ở xã hội còn chậm được khắc phục.

Giá nhà ở xã hội bình quân còn cao so với thu nhập của đối tượng thụ hưởng. Công tác quản lý nhà nước về nhà ở xã hội vẫn còn nhiều bất cập. Việc bố trí quỹ đất độc lập để phát triển nhà ở xã hội tại nhiều địa phương không đáp ứng yêu cầu…

Bên cạnh đó, cần làm rõ hơn nữa mối quan hệ giữa Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản vừa có hiệu lực và các luật có liên quan để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển nhà ở xã hội.

Trước những khó khăn, vướng mắc, về điều kiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, Hà Nội đề nghị các bộ, ngành trong quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở,... có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chuyển tiếp đối với trường hợp các dự án đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư phục vụ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên cơ sở Quy hoạch phân khu đô thị tỉ lệ 1/5.000.

Ngoài ra, Hà Nội cũng kiến nghị ban hành quy định riêng rút ngắn trình tự, thủ tục, thời gian lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Đồng thời, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, người dân được hỗ trợ chính sách về nhà ở xã hội. Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho thuê đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Tiến Hoàng