Thị trường chứng khoán tháng 3: Biến động mạnh quanh 1.500 điểm

Theo VDSC, nhà đầu tư vẫn thận trọng trong tháng 3 do căng thẳng chính trị Ukraine-Nga, lạm phát và thông tin tiêu cực từ việc bắt chủ tịch FLC liên quan tội danh "thao túng giá cổ phiếu". Trong tuần cuối cùng của tháng, tâm lý thị trường dần được cải thiện nhờ GDP quý I tăng trưởng khá tốt ở mức 5,22%, phản ánh đà phục hồi sau thời gian giãn cách kéo dài trong Q3 năm 2021. Kết thúc tháng 3, chỉ số VN Index tăng tăng 0,14% đóng cửa ở mức 1.492,15.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong báo cáo chiến lược đầu tư tháng 04/2022, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, VN-Index tăng trưởng thấp hơn so với các thị trường khác như S&P 500 (3,58%), SET (0,60%), KOSPI (2,17%). HNX-Index có kết quả tốt hơn VN-Index với mức tăng 2,09% so với tháng trước.

Nguồn: Báo cáo VDSC
Nguồn: Báo cáo VDSC

Cũng theo VDSC, thanh khoản bình quân của VN-Index tăng so với tháng trước khi đạt 24.900 tỷ (+14% MoM). Điều này được hỗ trợ bởi sự gia tăng thanh khoản ở nhóm VN Mid và VN Sml. Câu chuyện mở cửa trở lại là điểm nhấn chính trong tháng này với tác động tích cực đến nhóm ngành Tiêu dùng như Hàng tiêu dùng thiết yếu, Hàng tiêu dùng không thiết yếu, và Y tế khi KQKD hai tháng đầu năm 2022 tăng trưởng tốt. Trong khi đó, các cổ phiếu vốn hóa lớn như Dầu khí, Tài chính đều chịu áp lực điều chỉnh mạnh do sự điều chỉnh của giá dầu quanh mức 120 USD/thùng và thiếu hụt thông tin tích cực trong ngắn hạn.

Cổ phiếu chủ yếu dao động trong biên độ hẹp từ -10% đến 10%, chiếm 65% tổng lượng cổ phiếu trên hai sàn HOSE và HNX.

Nguồn: Báo cáo VDSC
Nguồn: Báo cáo VDSC

Công nghệ là nhóm dẫn đầu với mức tăng trưởng 14,78% so với tháng trước, dẫn dắt bởi ELC (+ 17,7%). Nhóm cổ phiếu Tiêu dùng như DGW (+17,5%), CTF (+22%) và FRT (+20,1%) cũng thu hút dòng tiền theo đà hồi phục KQKD sau giãn cách. Ở chiều ngược lại, nhóm Năng lượng, Tiện ích và Vật liệu cản trở đà tăng của chỉ số với mức giảm lần lượt là 5,37%, 3,62% và 2,17%.

Nguồn: Báo cáo VDSC
Nguồn: Báo cáo VDSC

VDSC cũng cho biết, khối ngoại tiếp tục bán ròng trong tháng 3 với giá trị đạt 5.306 tỷ đồng thông qua giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE tác động bởi căng thẳng địa chính trị Ukraine-Nga và việc Fed tăng lãi suất.

HPG (-2.192 tỷ đồng), VIC (-1.160 tỷ đồng) là các mã bị bán ròng đáng kể. Trong khi đó, DGC (1.722 tỷ đồng), STB (1.015 tỷ đồng) là những mã thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong tháng ba.

Các quỹ ETF trong và ngoài nước ghi nhận những diễn biến trái chiều. Ở phía quỹ ngoại, Fubon hút ròng mạnh 39,9 triệu USD trong khi FTSE bị rút ròng 5,7 triệu USD. Diễn biến quỹ nội cũng phân hóa khi nhóm VN Diamond ghi nhận dòng tiền vào ròng 14 triệu USD trong khi E1VFVN30 bị rút dòng 18,7 triệu USD.

Nguồn: Báo cáo VDSC
Nguồn: Báo cáo VDSC
Nguồn: Báo cáo VDSC
Nguồn: Báo cáo VDSC

Nhà đầu tư tổ chức trong nước tiếp tục xu hướng giao dịch tiêu cực của tháng hai khi bán ròng 3.250 tỷ. Các cổ phiếu nổi bật được giao dịch bởi các tổ chức trong nước được liệt kê bên dưới.

Nguồn: Báo cáo VDSC
Nguồn: Báo cáo VDSC