Thưởng trà, pha trà được xem là một môn nghệ thuật, nuôi dưỡng tinh thần, những nét đẹp văn hóa, những phong tục của con người và đất nước. Từ lâu, nghệ thuật thưởng trà đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của nhiều dân tộc. Tách trà ngoài tác dụng dưỡng tâm, tĩnh trí, thư giãn tinh thần, còn thể hiện sự hiếu khách của gia chủ mỗi khi khách đến chơi nhà.
Với nhiều người, nét tinh túy phản ánh qua việc sử dụng ấm tử sa trong nghệ thuật thưởng trà. Theo những người có kiến thức uyên thâm về trà, ấm tử sa có đặc điểm không tráng men khi nung qua nhiệt độ cao lên khi pha trà sẽ có hương vị các thành phần khoáng chất có lợi như canxi, kẽm, sắt,… có sẵn trong đất dùng sản xuất ấm tử sa. Quá trình pha trà, lớp khoáng kết tinh trong gốm, hoà quyện với nước trà, giúp giảm độ gắt của nước trà, bởi vậy, nước trà sẽ dịu nhẹ, hương vị thanh khiết lôi cuốn hơn rất nhiều. Nhiều người yêu trà còn yêu thích bộ ấm chén tử sa bởi dùng càng lâu màu sắc càng trầm mặc mang một vẻ đẹp cổ kính.
Ấm trà Tử Sa là loại ấm được làm từ đất Tử Sa quý hiếm ở huyện Nghi Hưng, Trung Quốc. Theo truyền thuyết, loại ấm này thường có màu tím và được làm từ đất hiếm có xuất xứ tại vùng Nghi Hưng. Tương truyền rằng, loại đất trên đa dạng và nhiều màu sắc cũng như có thể chế tác được nhiều hình dáng đầy tinh xảo. Đã có rất nhiều những huyền thoại nói về nguồn gốc viết về người đầu tiên bắt đầu phát hiện ra được loại đất này. Tuy nhiên, người có công nâng ấm tử sa để nó thành nghệ thuật là Cung Xuân. Ông có khả năng có thể chế tạo ra được những chiếc ấm trà đầy tinh xảo cũng như toát lên thần cốt tinh túy của ấm. Ấm tử sa cũng được xem như là một bảo vật của quốc gia Trung Hoa.
Ấm tử sa khi dùng để pha trà có khả năng giúp giữ nguyên được hương vị trà. Bên cạnh đó, nó giữ được nhiệt lâu hơn những loại ấm thông thường. Thêm một điểm thú vị nữa về ấm là thành ấm sẽ có các lỗ nhỏ li ta li ti, kể cả những chiếc ấm đã được sử dụng từ 8 tới 10 năm thì chỉ cần đổ nước sôi nóng vào, ấm trà cũng có thể tạo ra được hương vị trà mang lại như ban đầu. Không chỉ có vậy, nước trà ở trong ấm sẽ không sợ bị ôi thiu quá nhanh. Ấm tử sa dùng càng lâu sẽ càng thanh, bóng hơn và trở nên có giá trị.
Không chỉ là một dụng cụ để pha trà, loại ấm tử sa còn có thể được xem như là tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo tuyệt mỹ. Người nghệ nhân mà chế tác được ra ấm thì cũng cần có sự khéo léo, biết cách để làm cho nắp ấm trở nên vừa vặn, và miệng ấm hay đầu vòi ấm hoặc phần quai ấm sẽ luôn tạo được thành đường thẳng tắp, và đồng thời khi mà ta rót nước thì sẽ tạo được thành vòng xoáy giống như suối ngọc. Ấm tử sa thì có nhiều hình dạng như từ hình tròn, hình vuông, hình tam giác hay đến các hình dạng mà mô phỏng theo dáng cỏ cây, hay hoa lá. Ấm thường sẽ được kết hợp cùng với chữ, hay với hình ảnh nghệ thuật.
Vượt qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử, đến nay, ấm trà tử sa được xem là một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc bên cạnh Kinh kịch, quốc họa thủy mặc, lụa Tô Châu. Từ đây, thú chơi ấm tử sa rộ lên nhanh chóng. Hơn thế, việc ấm tử sa được thế giới công nhận là loại ấm pha trà ngon nhất, tốt nhất khiến loại trà cụ này ngày càng được ưa chuộng. Vượt khỏi biên giới Trung Quốc, ấm tử sa trở thành thú chơi rộng rãi của giới trà nhân thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tại nước ta, thú chơi ấm tử sa xuất hiện từ lâu và ngày càng được nhiều người mê đắm. Bằng chứng là hiện nay, tại hầu hết các tỉnh, thành đều xuất hiện các cửa hàng kinh doanh loại ấm đắt đỏ này. Ngoài giới kinh doanh, ấm tử sa cũng trở thành niềm đam mê đắt đỏ, thú chơi quý tộc của không ít cá nhân, nhà sưu tầm có tiếng. Tại TP.HCM hầu như mỗi danh trà đều giới thiệu và kinh doanh loại trà cụ này. Thậm chí, có nhiều cửa hàng chuyên cung cấp ấm tử sa cho trà nhân với nhiều mức giá khiến “người ngoại đạo” phải giật mình.