Thông tin từ CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC), trong tháng 10 vừa qua ghi nhận doanh thu tiêu thụ đạt 201 triệu USD (khoảng 4.761 tỷ đồng), tăng 13% so cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, tôm thành phẩm chế biến 10 tháng đạt 17.851 tấn, giảm 5% so cùng kỳ năm 2021. Tôm thành phẩm tiêu thụ 16.033 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
Nông sản thành phẩm đạt 1.740 tấn tăng 86%, nông sản tiêu thụ 1.654 tấn, tăng 18% so cùng kỳ năm trước. Tính riêng trong tháng 10, doanh số tiêu thụ của Sao Ta đạt 19,4 triệu USD, thấp hơn tháng 9 là 0,4 triệu USD.
Sao Ta cho biết, tính đến hết tháng 10, công ty đã thu hoạch hơn 80% số ao thả nuôi tôm vụ 2 trong năm, năng suất đạt khoảng 8 tấn/ao. Đồng thời, công ty đang cải tạo khu nuôi mới 203 ha để thả nuôi tôm ngay trong năm 2023 cùng tất cả diện tích đã có.
Trước đó, Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã FMC) – thành viên của Tập đoàn PAN chia sẻ trong 8 tháng đầu năm, Thực phẩm Sao Ta ghi nhận tôm thành phẩm chế biến 14.563 tấn, bằng 105,4% so với cùng kỳ; tôm thành phẩm tiêu thụ ghi nhận 13.253 tấn, bằng 113,4% so với cùng kỳ; và doanh số tiêu thụ chung đạt 161,9 triệu USD, bằng 121,8% so với cùng kỳ và đạt 70,4% kế hoạch năm.
FMC có nền tảng vững chắc, tiềm năng tới năm 2025. Trong đó, giai đoạn 2011-2015 là nâng cao chất lượng; giai đoạn 2016-2020 nâng cao sản lượng và giai đoạn 2021-2025 đẩy mạnh nuôi tôm, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Hoạt động của công ty hướng tới minh bạch, phát triển bền vững.
Hiện tại, FMC hình thành 2 nhà chế biến mới với công suất 20.000 tấn/năm. Trong thời gian tới, công đảm bảo đảm bảo tăng trưởng sản lượng với vùng nuôi 520 ha.
“Hiện nay, cạnh tranh ngành tôm gay gắt, FMC tập trung vào sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới, tất cả đều là sản phẩm chế biến sâu. Nhà máy mới mang tính chất đột phá nông sản và tôm kết hợp”, ông Lực nhấn mạnh.
Hiện tại, thị trường chủ lực của Thực phẩm Sao ta là Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu. Theo diễn biến thị trường hàng năm, cơ cấu 3 thị trường có thay đổi, giảm thị trường Mỹ và tăng thị trường Nhật Bản. Công ty cũng chú trọng thị trường tiềm năng.
Nếu điều kiện thị trường tốt sẽ xây dựng thêm nhà máy, FMC có lợi thế là quy trình nuôi đặc thù, hiệu quả, FMC có diện tích nuôi lớn nhất. FMC năm sau sẽ nuôi đủ 520 ha, sẽ góp phần giúp tăng cạnh tranh, hạ giá thành sảm phẩm.
FMC cho biết, tính hiệu quả bán ở thị trường Mỹ không tốt, Ecuador đang có lợi thế, bán rẻ hơn sản phẩm của mình. Công ty biết né những điểm bất lợi và tranh thủ vào điểm thuận lợi. Tập trung coi trọng hiệu quả hơn doanh số. FMC có chuẩn bị cho mình tiến trình, FMC có ý thức xây dựng chiến lược. Trong 5 năm nay, Công ty đã có hỗ trợ từ PAN để xây dựng bài bản hơn.
Mặc dù vậy, ông Lực cũng chia sẻ thêm điểm yếu của Thực phẩm Sao Ta, năng suất chế biến chưa đủ, công nghệ chế biến chưa tiên tiến và thêm nữa, đây là ngành không hấp dẫn người lao động.
Về vấn đề vùng nuôi, ông Lực cho biết, Công ty có thể tự chủ lên tới 30% nguyên liệu nếu nuôi đủ 520 ha và bình thường sẽ xoay quanh con số 20% nguyên liệu.