Tiếp tục bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới

Tổng cục Quản lý thị trường vừa yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 và triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024.

Theo đó, yêu cầu và chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiểm tra về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; kiểm tra việc thực hiện các quy định về công bố sản phẩm; về tiêu chuẩn chất lượng, ghi nhãn hàng hóa, việc quảng cáo thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nguồn gốc nguyên liệu sử dụng để sản xuất thực phẩm...

Cùng đó chỉ đạo kiểm tra việc sử dụng phụ gia, phẩm màu trong chế biến thực phẩm và các quy định có liên quan. “Tập trung kiểm tra các mặt hàng thực phẩm chế biến, bao gói sẵn, các mặt hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương như rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo...” - Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo và cho biết thời gian triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 sẽ kéo dài từ 15/4 đến ngày 15/5/2024.

Đối với công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024, Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, lực lượng trên địa bàn kiểm tra việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, việc chấp hành các quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm, về ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm. Ảnh: nguồn IT
Đối với công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024, Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, lực lượng trên địa bàn kiểm tra việc thực hiện các quy định về tự công bố sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, việc chấp hành các quy định về sản xuất, kinh doanh thực phẩm, về ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm. Ảnh: nguồn IT

Tại Thừa Thiên Huế với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới”, tập trung vào các mục tiêu: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; Nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế Trần Kiêm Hảo phát biểu tại lễ phát động
Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế Trần Kiêm Hảo phát biểu tại lễ phát động
Tiếp tục bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới - Ảnh 1

Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế Trần Kiêm Hảo khẳng định, trong những năm qua công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Công tác thông tin tuyên truyền đã được đẩy mạnh giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm theo chiều hướng tốt hơn. Công tác thanh tra, kiểm tra đã được duy trì thường xuyên hơn và tăng cường triển khai trong các chiến dịch trọng điểm như Tháng hành động vì An toàn thực phẩm, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán. Công tác kiểm nghiệm và phòng ngừa nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được triển khai, số các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh giảm qua các năm. Qua đó, nhiều mô hình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã được triển khai có hiệu quả, bước đầu đã áp dụng thành công các mô hình quản lý tiên tiến ở một số đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh An toàn thực phẩm tại tỉnh còn đối mặt với những thách thức lớn.

Trong thời gian đến, Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm các cấp tích cực chỉ đạo, điều hành và triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo, đặc biệt là Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm cấp xã. Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao chất lượng, số lượng các hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm cho phù hợp với tình hình mới, kết hợp vận động nhân dân thực hiện an toàn thực phẩm.

Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các cơ chế, chính sách hỗ trợ về an toàn thực phẩm để người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tiếp cận và áp dụng; công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thực phẩm từ khâu cấp phép, quản lý, thanh tra, kiểm tra (kiểm tra đột xuất) các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm không chồng chéo, không trùng lặp, không gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý ATTP, tiếp tục triển khai có hiệu quả phần mềm hệ thống thông tin quản lý ATTP từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở./.

Bùi Quốc Dũng