Tìm hiểu về trà thảo mộc và những loại trà thảo mộc nên sử dụng mỗi ngày

Tuy cũng được gọi là trà nhưng trà thảo mộc không phải là trà thực sự. Tuy nhiên, loài đồ uống này cũng mang rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe.

Trà thảo mộc có phải là một loại trà không?  

Khác với các loại trà thông dụng khác được sản xuất từ lá của cây trà camellia sinensis như trà xanh, trà đen và trà ô long, trà thảo mộc không có nguồn gốc từ các giống cây Camellia sinensis trong họ cây trà. Thành phần của trà thảo mộc bao gồm các loại lá, hoa, quả, vỏ và rễ của nhiều loài cây khác. Các nguyên liệu này sau khi phơi khô sẽ được dùng như một loại trà riêng biệt hoặc kết hợp với nhau để tạo ra những hương vị đặc trưng. 

Điều này có nghĩa là không thể phân loại trà thảo mộc là một loại trà. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm lợi ích sức khỏe hay các đặc tính giảm căng thẳng của trà thảo mộc. 

Tìm hiểu về trà thảo mộc và những loại trà thảo mộc nên sử dụng mỗi ngày - Ảnh 1

Các thành phần có trong trà thảo mộc chứa các chất có lợi cho người dùng nên việc sử dụng loại trà này có các tác dụng như chống oxy hóa, giải tỏa đau nhức và căng thẳng, tác dụng an thần. Ngoài ra, do không thuộc họ cây trà nên trà thảo mộc không chứa chất caffeine tự nhiên, giúp phù hợp cho những người dùng nhạy cảm với chất này. 

Những loại trà thảo mộc  được sử dụng rộng rãi hiện nay

1. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc hiện nay rất được ưa chuộng, được biết đến với nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt là trong việc hỗ trợ cho giấc ngủ. Bởi chứa chất chống viêm và oxy hóa cao, trà hoa cúc còn có chức năng kháng khuẩn, làm giãn mạch máu, giảm mỡ trong máu. 

Đặc biệt so với các loại trà thảo dược có công dụng thanh nhiệt khác thì trà hoa cúc còn có tác dụng làm sáng mắt, và hạ huyết áp. Ngoài ra thì trà hoa cúc còn chứa chất kích hoạt phản ứng của enzyme, kiểm soát tốt lượng đường trong máu nên những bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng loại trà hoa cúc hằng ngày.

Trà hoa cúc có khả năng làm giảm stress khá hiệu quả. Một nghiên cứu cũng cho thấy trà hoa cúc làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, trong khi một nghiên cứu khác ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có sự cải thiện về lượng đường trong máu, insulin và nồng độ lipid trong máu

2. Trà tâm sen

Trà tâm sen là loại trà thảo dược đã được sử dụng khá phổ biến từ xưa đến nay. Nó có tác dụng giúp cho giấc ngủ của bạn tốt hơn, kích thích hệ tiêu hóa, hạ huyết áp, giảm căng thẳng lo âu và bên cạnh đó còn rất tốt cho bệnh nhân bệnh tiểu đường.

Theo những nghiên cứu đã chứng minh trong tâm sen có chứa các hợp chất có nhiều công dụng rất tốt trong việc kiểm soát sự hấp thụ của glucozo, hạn chế rối loạn chuyển hóa cacbohydrat. Theo Đông y, trà tâm sen có công dụng dưỡng âm, tính ấm, ích thận. Vì vậy bên cạnh giúp cho bạn có giấc ngủ ngon, tác dụng tốt với bệnh nhân tiểu đường thì trà tâm sen còn hỗ trợ hoạt động của thận rất tốt.

Tuy nhiên, chỉ những người bị nhiệt (nóng trong người) mới nên sử dụng trà tâm sen, còn với những người trường hợp người đang bị hư nhiệt thì không nên sử dụng trà tâm sen, để tránh gây mệt mỏi, suy giảm trí nhớ.

3. Trà bạc hà

Trà bạc hà là một trong những loại trà thảo dược được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, không chỉ để giải khát mà còn là loại trà giúp phòng ngừa được nhiều bệnh. Trà bạc hà được sử dụng phổ biến nhất để hỗ trợ đường tiêu hóa, chống ung thư, kháng khuẩn và kháng virus.

Nhưng hầu hết các hiệu ứng này chưa được nghiên cứu ở người, vì vậy không thể biết liệu chúng có thể dẫn đến lợi ích sức khỏe hay không. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã khẳng định tác dụng có lợi của bạc hà trên đường tiêu hóa. 

Vì vậy, khi bạn cảm thấy hệ tiêu hóa có vấn đề, cho dù đó là từ chuột rút, buồn nôn hoặc khó tiêu, trà bạc hà là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để thử. Đặc biệt uống trà bạc hà sau bữa ăn còn giảm đầy hơi và cảm giác bồn nôn. 

Trà bạc hà chứa các vitamin B, canxi, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng. bạn có thể thêm chút mật ong hay pha cùng trà mạn đều rất ngon. Lưu ý, trà bạc hà không dành cho trẻ con hay bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.

4. Trà gừng

Trà gừng là một loại đồ uống có vị cay bao gồm một loại chất chống oxy hóa lành mạnh, chống lại bệnh tật, Nó cũng giúp chống viêm và kích thích hệ thống miễn dịch, nhưng nó nổi tiếng nhất là một phương thuốc hiệu quả cho buồn nôn.   

 Một số nghiên cứu cũng đã tìm thấy rằng gừng có thể giúp làm giảm thời gian bị đau, và nó có thể cung cấp lợi ích cho những người bị bệnh tiểu đường.

5. Trà hoa nhài  

Trà hoa nhài với hương thơm dịu nhẹ đã làm cho nhiều người mê mẩn. Hương thơm dịu của trà hoa nhài giúp bạn tỉnh táo, thanh lọc cơ thể, giúp bạn chống lại các bệnh như viêm khớp, tiểu đường, điều trị đau đầu, ho, làm dịu cơn đau…

Đây cũng là loại trà giúp cải thiện vóc dáng bởi chức năng giảm cholesterol trong máu, chống oxy hóa của nó. Bên cạnh đó trà hoa nhài còn có tác dụng rất tốt với phụ nữ sinh đẻ, là chất khử trùng mạnh mẽ và an thần, giảm căng thẳng động mạch rất tốt. Một tách trà hoa nhài là liều thuốc bổ giúp bạn có một ngày làm việc tràn đầy năng lượng.

6. Trà dâm bụt

Trà dâm bụt được làm từ những bông hoa của cây dâm bụt với màu hồng-đỏ và hương vị độc đáo.  Trà dâm bụt đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà dâm bụt có tác dụng làm giảm huyết áp cao.

Lưu ý: Không nên sử dụng trà dâm bụt khi bạn đang sử dụng các chất hydrochlorothiazide, một loại thuốc lợi tiểu, vì cả hai có thể tương tác với nhau. Trà dâm bụt cũng có thể làm giảm tác dụng của aspirin, vì vậy tốt nhất là nên dùng chúng cách nhau 3-4 giờ. 

7. Trà atiso

Trà atiso có nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt là đối với những người bị gan, vừa tốt cho gan, làm sạch gan, phục hồi gan mà không làm hại đến các bộ phận khác trong cơ thể. Trà atiso trong Đông y có vị ngọt tính mát, không chỉ chữa gan mà còn hỗ trợ viêm khớp, mụn nhọt và các bệnh liên quan đến huyết nhiệt.

Trà atiso có chứa các chất khoáng như phốt pho, sắt…, các vitamin A, B1, B2, C và hàm lượng vitamin C, chất Cynarin có trong trà atiso đặc biệt cao cải thiện khả năng tiêu hóa và điều trị chứng bồn nôn. Hơn nữa, nếu muốn cải thiện làn da mụn thì bạn nên uống đều đặn mỗi ngày 1 đến 2 tách trà atiso.

Bảo Anh (t/h)