Tìm hiểu về trà bancha
Ngày nay, ly trà có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống người Việt. Không chỉ ở những dịp trang trọng như cưới hỏi, cỗ kỵ hoặc những cuộc gặp gỡ long trọng, trà nay đã trở thành một phần thân quen tại những quán cà phê cóc, những tiệm ăn bình thường. Uống trà từ khi nào cũng đã trở thành thói quen không thể thiếu hàng ngày.
Bên cạnh các loại trà quen thuộc như trà xanh, trà sen, trà hoa cúc,.. ngày càng nhiều người tìm đến trà bancha – một loại trà thực dưỡng có nguồn gốc từ Nhật Bản, Loại trà này có cách pha đơn giản, tiện lợi sử dụng, hương vị thơm ngon… do đó đã thu hút được nhiều người ưa chuộng và tin dùng.
Bancha là loại trà xanh phổ biến thứ hai của Nhật Bản và được đặc trưng bởi hàm lượng khoáng chất và nguyên tố vi lượng cao (đặc biệt là sắt). Bancha được đặt theo cách gọi của người Nhật.
Trà bancha là loại trà được làm từ những lá trà già của cây trà cổ thụ. Những lá trà này có tuổi đời từ 3 năm trở lên chính vì vậy mà loại trà này còn có tên gọi khác là trà lá già. Loại trà này được sử dụng trong thực dưỡng OHSAWA với tên gọi là trà bancha, chữ Bancha được bắt nguồn từ “bangai-cha” (番外茶), “Ban” tức là nhiều, “cha” tức là trà. Bancha được thu hoạch vào giữa mùa hè và mùa thu.
Khác với các loại trà xanh thì trà bancha được chế biến đơn giản hơn và trải qua ít công đoạn hơn.
- Hái lá, chuẩn bị nguyên liệu: Để làm được trà bancha chúng ta cần những lá trà shan tuyết cổ thụ nhiều năm tuổi (tối thiểu từ 3 năm). Vì là những lá trà cổ thụ lâu năm nên chất lượng của nó cũng gần như trà organic, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản và hoàn toàn tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe. Những lá trà sau khi được thu hái về sẽ được lựa chọn để bỏ đi những lá hư hỏng, lá sâu. Sau khi chọn lọc xong những lá trà sẽ trải qua công đoạn phơi héo (phơi trong bóng râm để lá trà héo nhẹ để khi sao cánh trà không bị nát, vụn).
- Sao trà: Bước này được thực hiện sau khi phơi héo.
- Hạ thổ: Sau khi sao xong trà sẽ được hạ thổ. Thông thường sẽ có 2 phương pháp hạ thổ: chôn dưới dất và rải trên mặt đất. Đối với trà lá già thì sẽ dùng cách thứ 2. Người chế biến sẽ dùng một chiếc bạt lớn dải trên mặt đất sau đó rải đều lá trà vừa sao lên tấm bạt để cho những hơi nóng trong cánh trà bay đi hết, cánh trà đạt trạng thái khô hoàn toàn khi đóng gói sẽ tránh bị ẩm mốc. Ngoài ra, việc hạ thổ cũng sẽ giúp tăng những tác dụng của những lá trà này lên.
- Đóng gói: Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất những lá trà bancha sẽ đưa vào đóng gói trong túi kín để tránh những tác động từ bên ngoài môi trường.
Công dụng tuyệt vời từ những lá trà “già”
Quá trình chế biến của bancha tạo ra một loại hạt có vị thơm và ngọt. So với các loại trà khác, bancha dễ uống vì tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài và lượng caffein ít. Trà bancha có mùi đất nhẹ nhàng, với các nốt hương khô, ngon với ít hương vị thực vật, umami đậm hơn các loại trà khác.
Uống trà bancha thường xuyên giúp thanh lọc cơ thể, làm da dẻ hồng hào, ngăn ngừa mụn nhọt. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy uống trà bancha còn giúp, tăng cường sức đề kháng, tống khứ chất độc ra khỏi cơ thể và bớt thèm những thức ăn âm tính. Mặt khác, người trẻ tuổi đến trung niên có thể uống trà bancha thay lượng nước uống trong ngày mà không gây căng thẳng, mất ngủ như các loại trà khác. Đây được xem là ưu điểm nổi bật nhất của trà bancha thực dưỡng.
Bên cạnh những công dụng hữu ích trên, trà thân bancha được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi vì cách pha chế đơn giản, tiện dụng. Ngoài cách dùng thông thường, nước trà thân bancha có thể được pha với muối, dùng để rửa vết thương, điều hòa thân nhiệt.
Không chỉ là thức uống mang đến mỹ vị tuyệt vời, trà bancha các loại còn cung cấp nhiều giá trị quý đối với sức khỏe. Mặt khác, sự góp mặt của trà bancha đã góp phần làm phong phú thêm cho văn hóa uống trà và phương pháp ăn thực dưỡng.
Hương Trà