Trà Thái Nguyên – Mỗi vùng trà một hương vị

Cây trà sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau. Mỗi vùng trà từ đó mà mang danh tiếng riêng. Ví như Thái Nguyên, ở mỗi vùng, trà sẽ có hương vị đặc biệt không trộn lẫn. Mỗi vùng sẽ có những sản phẩm trà mang nét đặc trưng riêng, góp phần tạo nên thương hiệu trà Thái Nguyên nổi tiếng xa gần.

Vùng trà Tân Cương

Nhắc đến trà Thái Nguyên, Tân Cương luôn là cái tên gợi nhớ về vùng trà ngon nức tiếng cả nước. Trà Tân Cương có độ nổi tiếng không phải bàn. Nơi đây được một số người xem là vùng trà ngon nhất và nổi tiếng nhất của Thái Nguyên. 

Mỗi vùng trà ở Thái Nguyên mang một hương vị khác nhau
Mỗi vùng trà ở Thái Nguyên mang một hương vị khác nhau

Yếu tố đầu tiên giúp trà Tân Cương nổi tiếng chính là nhờ hương vị. Trong tất cả các vùng trà Thái Nguyên thì trà của Tân Cương có vị ngọt thuộc hàng cao nhất. Chính vì nước trà có độ ngọt cao, đắng chát vừa phải, bùi béo ngậy, hậu ngọt, kết hợp với hương cốm nồng nàn. Độ ngon này không chỉ đến từ việc cây trà được chăm bón rất tốt mà kỹ thuật của người làm trà cũng rất cao.

Trà Tân Cương đúng nghĩa “đắt mà xắt ra miếng”. Trà giá cao hơn tất cả các vùng trà khác nhưng chất lượng thì miễn bàn.

Yếu tố thứ hai đó chính là về lịch sử. Xã Tân Cương là nơi trồng trà đầu tiên ở Thái Nguyên. Vào đầu những năm 1920s thì một vị chức sắc trong làng là ông Vũ Văn Hiệt đã đem cây giống trà ở Phú Thọ về trồng ở những đồi thấp của Tân Cương.

Do hợp với khí hậu cũng như thổ nhưỡng ở Tân Cương, cây trà không chỉ phát triển tốt mà trà xanh thành phẩm cũng có chất lượng rất cao. Nhờ vậy mà ‘tiếng lành đồn xa’, thương hiệu trà Tân Cương càng ngày càng nổi tiếng.

Riêng cụ Hiệt cũng có hiệu trà riêng với thương hiệu trà Con Hạc. Thương hiệu riêng của cụ cũng như Trà Tân Cương được biết đến cả trong ngoài nước.

Vùng trà La Bằng

Ngoài trà Tân Cương thì Thái Nguyên còn có một vùng trà cũng rất tốt khác. Đó chính là vùng trà La Bằng.

La Bằng là một xã thuộc huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên). Xã này nằm ở dưới chân núi Tam Đảo. Rất nhiều vườn trà ở nơi đây sử dụng nước suối từ trên núi xuống để tưới trà. Chè La Bằng là một vùng chè khá lâu đời với hơn 60 năm tuổi nhưng vẫn xanh tối và cho năng suất cao. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn và những người sành trà thì chất lượng trà ở đây cũng ngang với các vùng nổi tiếng ở Thái Nguyên khác.

Trà ngon không chỉ bởi thổ nhưỡng mà còn là sự chăm sóc của những người trồng trà
Trà ngon không chỉ bởi thổ nhưỡng mà còn là sự chăm sóc của những người trồng trà

Nhờ điều kiện khí hậu rất riêng này mà trà đến từ La Bằng có hương vị đặc trưng rất đặc trưng. Khi thưởng thức là ở nơi đây người ta chỉ có thể kết luận qua 1 từ đó là trà rất ‘đượm’.

Trà của La Bằng ‘đượm’ (đậm) trong cả hương lẫn vị. Trà có vị đậm, hương trà nồng nàn không lẫn với bất kỳ loại trà nào khác. Hương thơm xộc thẳng lên mũi, quấn quít mãi trong không gian. Uống xong cổ hơi khô, những hậu ngọt lưu luyến mãi. Chính vì đậm đà như vậy nên trà La Bằng thích hợp cho những người có gu trà ‘mạnh’. Thích uống trà đậm theo kiểu trà đặc ‘cắm tăm’. 

Vùng trà Trại Cài

Trà Trại Cài – Minh Lập là cũng là một trong vùng trà nổi tiếng ở Thái Nguyên từ lâu bởi hương vị thơm ngon đặc biệt của nó. Các Hội thì chè do tỉnh Thái Nguyên tổ chức hàng năm với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân trà đã chắp cánh cho danh trà Trại Cài- Minh Lập được vang xa ra khắp toàn quốc. Nếu không do chính người dân ở những vùng này nói ra thì chính những người sành trà lâu lắm nhất cũng khó có thể phân biệt được đâu là chè Tân Cương, đâu là trà Trại Cài. Bởi trà Trại Cài hay trà Tân Cương thì cũng mang đầy đủ những hương vị đặc trưng của vùng chè Thái Nguyên mà chỉ nơi đây mới có. Đó chính là sự hòa quyện của mùi hương cốm bay, của màu nước sánh vàng mật ong, của vị đắng, ngọt, chát, thơm làm quyến rũ say đắm lòng người.

Vùng trà Hoàng Nông

Nước trà vàng óng ánh, đậm hương đậm vị là đặc điểm chung của các vùng trà Thái Nguyên
Nước trà vàng óng ánh, đậm hương đậm vị là đặc điểm chung của các vùng trà Thái Nguyên

Một vùng trà mang hương vị đặc sắc nhưng chưa nhiều người biết đến là vùng trà Hoàng Nông. Nói về chất lượng trà Hoàng Nông có chất trà còn hơn một số vùng trà Thái Nguyên khác. Chất trà Hoàng Nông là địa hình trồng trà của Hoàng Nông cũng gần giống như La Bằng. Đó là việc nằm ở dưới chân núi Tam Đảo. Tạo nên những điều kiện lý tưởng cho cây trà phát triển.

Có lẽ là do quy mô sản xuất trà chưa được lớn. Cộng với việc làm thương hiệu chưa được tốt. Nên trà Hoàng Nông chưa được biết đến nhiều ở ngoài tỉnh.

Vùng chè Tức Tranh, Vô Tranh, Phú Đô (huyện Phú Lương)

Đây là một trong những vùng chè tập trung có diện tích lớn trên 2000 ha( gấp 5 lần vùng chè Tân Cương ). Vùng chè Tức Tranh hiện chiếm 12% diện tích chè toàn tỉnh Thái Nguyên với năng suất cao nhất toàn tỉnh là gần 100 tạ/ha . Nhờ có sự bồi đắp phù sa màu mỡ của vùng nước nguồn sông Cầu phục vụ suốt 4 mùa mà Chè Tức Tranh được thu hái gần như quanh năm.  Nước và phù sa sông Cầu không chỉ cung cấp cho đồng lúa – hoa màu bội thu mà còn là nguồn tài nguyên quý không thể thay thế cho cây chè.

Hương Trà