Trà tím, nguồn dược liệu quý chữa bệnh ung thư

Trà búp tím vốn được người Nhật Bản và Trung Quốc tôn sùng vì có chất chống tia phóng xạ, giàu antoxian chống oxy hóa, thường dùng trong các loại thuốc chữa bệnh, phòng chống ung thư. Tại Việt Nam, một trong những cái nôi của cây trà búp tím là ở tỉnh Phú Thọ.

Trà tím hay còn gọi trà búp tím là giống trà cực quý hiếm, tuy về cơ bản chúng vẫn được làm từ cây trà Camellia Sinensis nhưng lại có một cơ chế tiếp cận ánh sáng đặc biệt, tạo ra một màu tím ở búp, cuống hoặc toàn thân. Các cây trà này đều được trồng ở độ cao trên 1000m, chịu sự tác động trực tiếp của ánh nắng và tia cực tím nên có cơ chế tự vệ, sản xuất ra anthocyanin - hoạt chất có khả năng hấp thụ bức xạ tia cực tím. Từ đó tạo ra các hoạt chất cực tốt cho sức khỏe khi chúng ta thưởng thức loại trà này.

Theo lịch sử kể lại, trước đây, khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945, cứ nơi nào trồng trà búp tím nhiều thì ở đó lượng phóng xạ ít hơn hẳn những nơi khác, bởi khả năng hấp thụ bức xạ như đã nêu trên. Điều này hoàn toàn hiếm có và đặc biệt hơn các loại trà khác (các loại trà khác chỉ nổi bật ở hàm lượng EGCG chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch…). Nhật Bản và Trung Quốc là hai quốc gia “tôn sùng” trà tím, họ luôn nghiên cứu để ứng dụng trà tím trong chữa bệnh, phòng chống ung thư.

Theo một số tranh luận xung quanh nguồn gốc xuất xứ của trà tím, một số cho rằng từ Kenya, người thì cho rằng Ấn Độ và cũng có ghi chép là Trung Quốc. Tuy nhiên Kenya chính là nơi trà tím có sản lượng xuất khẩu hàng đầu thế giới với lịch sử trên 25 năm và họ đã đặt tên khoa học cho trà tím là TRFK 301/1. Tại Việt Nam, Phú Thọ chính là cái nôi của trà tím.

Trà tím Phú Thọ có phần lá, thân và cuống màu tím đặc trưng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Trà tím Phú Thọ có phần lá, thân và cuống màu tím đặc trưng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Trà búp tím yêu cầu được chăm bón, thu hoạch và sao chế hoàn toàn thủ công, kỹ lưỡng hơn các dòng trà khác rất nhiều. Trà búp tím quý đến mức chỉ chiếm chưa đến 1% diện tích trà trung du và 0,2% - 0,3% diện tích trà toàn tỉnh Phú Thọ. Mỗi năm, họ thường chỉ thu hoạch và chế biến được 10-20 kg trà tím. Chính vì vậy mà giá thành của trà tương đối cao và khó tìm mua hơn.

Đặc biệt, trong chè búp tím rất giàu chất antoxian có tác dụng chống ôxy hóa, thường dùng trong các loại thuốc chữa bệnh, phòng chống ung thư. Người ta kể rằng trước đây ở Nhật Bản đã có một báo cáo gây chấn động về cây chè, đó là khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945, cứ nơi nào trồng chè, uống nước chè tím nhiều thì ở đó lượng phóng xạ ít hơn hẳn những nơi khác. Mặt khác, chè tím còn có tác dụng trong y học phòng chữa một số bệnh như đường ruột, béo phì, sâu răng, hôi miệng, phòng chống huyết áp cao, chống lão hóa…

Trong y học cổ truyền cũng như Văn Nam Việt dược liệu, chè tím là một trong những thảo dược có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt cho cơ thể. Đông y cũng thừa nhận chè tím có rất nhiều hoạt tính dược học, tác dụng chống các bệnh như ung thư, các bệnh về tim mạch và bệnh tiểu đường.

Các nhà khoa học đã phân tích thành phần hóa học trong chè tím, trong đó nhiều chất có lợi cho sức khỏe.
Các nhà khoa học đã phân tích thành phần hóa học trong chè tím, trong đó nhiều chất có lợi cho sức khỏe.

Chất catechin trong chè tím có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, tác dụng chống phóng xạ, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virus cúm, chống hôi miệng. Chất cafein có tác dụng chống buồn ngủ, giảm mệt mỏi và lợi tiểu. Vitamin C làm tăng sức đề kháng, chống ôxy hóa các gốc tự do, chống cúm. Vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi carbohydrate. Flavonoid có tác dụng giảm huyết áp, tăng độ bền vững thành mạch. Polysaccarides làm giảm đường máu, flouride chống sâu răng. Vitamin E tác dụng chống ôxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa. Chất theamin tạo cho chè tím có hương vị đặc biệt…

Chè tím được sử dụng trong điều trị hệ thống miễn dịch và giúp giảm cân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống chè tím (có thể dùng các loại chè khác như chè xanh), giúp kiềm chế sự thèm ăn tốt hơn nhiều so với các loại thuốc, đồng thời giúp nâng cao tỉ lệ trao đổi chất của cơ thể và điều này sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất béo với một tốc độ nhanh hơn rất nhiều.

Nghiên cứu về chè tím cũng đã chỉ ra rằng nó ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Đó là lý do tại sao chè tím được coi như là một biện pháp phòng ngừa chống lại các loại ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư thực quản. 

Theo TS Nguyễn Văn Ngọc - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, đã có hơn 30 năm gắn bó với cây trà cho biết: Trà búp tím có từ lâu đời, phân bố chủ yếu ở hai tỉnh Phú Thọ và Thái Nguyên, là một trong hai biến chủng của giống trà trung du nên phát triển ổn định, thích nghi với đất nghèo dinh dưỡng của vùng đồi, thời tiết khắc nghiệt, khô hạn, sâu bệnh.

Theo phân tích của Viện nghiên cứu trà Kenya, với 25 năm kinh nghiệm nghiên cứu các giống trà tím cho thấy, trong búp và lá trà tím có nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn các giống trà khác. Trên thế giới, người ta đã tách chiết các chất chống oxy hóa trong trà búp tím làm chất bảo quản thực phẩm và thuốc bồi bổ sức khỏe.

Ông Ngọc nhấn mạnh: “Giống chè trung du búp tím quý hiếm này nếu được phát triển sẽ tạo ra một thương hiệu riêng, một loại chè đặc biệt cao cấp không chỉ sử dụng làm nước uống mà còn có tác dụng trong y học phòng chữa một số bệnh, đặc biệt ngăn ngừa phóng xạ, chống ung thư.”

Từ bao đời nay, người dân ở các tỉnh trung du thường hái lá trà nói chung, trà búp tím nói riêng để đun nước tắm cho trẻ sơ sinh và tắm rửa cho phụ nữ mới sinh. Thông tin từ TS Dương Trung Dũng, khoa nông học, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, chủ nhiệm đề tài “Khai thác và phát triển cây chè trung du búp tím”: “Khi phân tích thành phần hóa học, chúng tôi nhận thấy hàm lượng catechin trong chè tím cao hơn nhiều so với chè xanh. Đây là chất có tác dụng ngăn ngừa, đào thải, kìm hãm chất gây ung thư, giảm kích thước khối u, chống phóng xạ."

Ngoài nét đặc biệt về màu sắc, chè búp tím còn có hương vị đặc trưng là hơi tanh vì chứa kháng sinh và hơi đắng như thuốc nam. TS Dũng cho biết thêm, chè búp tím có giá bán khá cao. Trong khi chè trung du loại thường có giá 60.000-70.000 đồng/kg, loại ngon giá 100.000-120.000 đồng/kg thì chè búp tím có giá khoảng 500.000 đồng/kg đối với chè Thái Nguyên và 800.000 đồng/kg với chè Phú Thọ và luôn tiêu thụ hết.

A. Nghi (t/h)