Trà xanh thanh nhiệt cho mùa hạ 

Trà xanh là thanh trà rất thích hợp cho mùa hè, vừa có tác dụng giải nhiệt vừa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Trà xanh có vị đắng chát, hương thơm tươi mát có thể uống thay cho thức uống hằng ngày.

Theo Health, khi thời tiết nắng nóng, uống trà không chỉ giúp giải khát mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hàm lượng cao chất chống ôxy hóa Epigallocatechin Gallate (EGCG) trong trà được chứng minh giúp giảm mệt mỏi, làm mát da, thải độc. Uống 4 đến 5 tách trà (800 đến 1.000 ml) mỗi ngày còn giúp phòng một số bệnh như cao huyết áp, tăng cholesterol trong máu, xơ vữa động mạch. Hơn nữa trà xanh còn làm mát da, giúp loại bỏ độc tố và làm làn da tươi sáng hơn.

Mùa hè mang theo cái nóng oi bức và sự khó chịu, bức bối cho cơ thể. Lúc này, trà xanh là một lựa chọn mang tính “chữa lành”. Trà xanh có vị đắng chát, tính hàn, hương thơm thanh mát, kèm theo hàm lượng vitamin, axit amin, khoáng chất, và nhiều thành phần dinh dưỡng nên có chức năng hạ nhiệt, giải độc, giảm mất nước và phục hồi năng lượng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, trà xanh có tính sát khuẩn, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa,... nên đây sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho những ngày hè nóng gắt. 

Trà xanh rất thích hợp cho mùa hè, vừa có tác dụng giải nhiệt vừa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Có thể uống nước trà xanh thay cho thức uống hằng ngày. Vị trà xanh hơi chát, mùi thơm tự nhiên nên ai cũng có thể uống được. Trà xanh không chỉ tránh hiện tượng mất nước mà còn giúp cơ thể ngăn ngừa các căn bệnh về ung thư và làm đẹp da.

Ảnh minh họa 
Ảnh minh họa 

Trà xanh không được lên men và được sản xuất bằng cách hấp lá tươi ở nhiệt độ cao. Quá trình này có thể duy trì các phân tử quan trọng được gọi là polyphenol.

Polyphenol có thể ngăn ngừa chứng viêm và sưng, bảo vệ sụn và giảm thoái hóa khớp. Chất này có khả năng chống lại nhiễm trùng virus gây ra ở người (HPV) và giảm sự phát triển của các tế bào bất thường trong cổ tử cung.

Trà xanh có chứa từ 2% đến 4% caffein, ảnh hưởng đến việc tư duy và sự tỉnh táo, tăng lượng nước tiểu và có thể cải thiện chức năng của các tế bào tiếp nhận thông tin não quan trọng trong bệnh Parkinson. Caffeine kích thích hệ thống thần kinh, tim và cơ bằng cách tăng cường giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh trong não.

Chất chống oxy hoá và các chất khác trong trà xanh có thể giúp bảo vệ tim và mạch máu.

Một số loại trà xanh kết hợp với vị trái cây tươi mát, thưởng thức sẽ mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho những ngày hè phải kể đến: trà chanh bạc hà, trà chanh mật ong, trà tắc, trà đào, trà táo, trà vải, trà nho…

Trà xanh không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống mà nó còn được coi là một loại dược liệu, chính vì thế nó cũng sẽ có những thành phần, dược tính nhất định. Để trà xanh phát huy hết tác dụng của nó, bạn nên ghi nhớ một số điều dưới đây:

- Rửa trà sạch trước khi dùng: Rửa sạch trà trước khi dùng (đối với trà tươi) sau đó tráng sơ trà qua 1 lần trước trước khi pha (điều này áp dụng cả với trà khô và trà tươi);

- Pha trà ở nhiệt độ vừa phải: Nhiệt độ pha trà phù hợp là khoảng 80 độ C, không pha trà với nước đang sôi. Bạn cũng không nên uống trà quá nóng, khi uống chè xanh quá nóng sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày.

- Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 500ml nước trà.

- Không nên để trà qua đêm kể cả cho vào tủ lạnh.

- Không nên cho đường vào trà: Đường kết hợp với nước trà có thể làm mất chất dinh dưỡng. Bạn có thể dùng mật ong thay đường, và không nên cho thêm bất kỳ chất thứ gì vào trà.

- Tránh uống trà đặc: Để tận dụng hết ưu điểm của trà xanh, hãy pha trà ở mức vừa phải, không quá đặc.

- Không nên uống quá nhiều trà xanh: Chỉ uống 1-2 ly trà xanh mỗi ngày là đủ. Nếu uống quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ,…

- Không uống trà với thuốc: Nếu bạn đang uống trà xanh, không nên uống cùng với bất kỳ loại thuốc nào. Các chất có trong chè xanh khi “gặp” các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu.

- Không uống trà vào lúc đói: Trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Tạo cảm giác cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu.

Hoài An