Uống trà gì vào thời điểm giao mùa?

Thời tiết lúc giao mùa khiến mọi người lo lắng hơn về sức khỏe của bản thân cũng như những người thân trong gia đình. Tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch thông qua chế độ ăn uống là một trong những cách hiệu quả nhất. Uống trà nóng không chỉ giúp giữ nhiệt mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trà hoa cúc

Uống trà gì vào thời điểm giao mùa? - Ảnh 1

Từ lâu, hoa cúc được xem như một loại thảo dược có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Dùng trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm căng thẳng, tâm trạng thư thái, ngủ sâu giấc. Với những bệnh nhân tiểu đường, trà hoa cúc giúp kiểm soát bệnh và giảm đường huyết tốt hơn ở những bệnh nhân không uống.

Một tách trà hoa cúc trắng sẽ giúp bạn chữa phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt... Trà hoa cúc vàng cũng thường dùng trong phòng cảm lạnh, cúm, viêm mủ da, hoa mắt, tăng huyết áp,...Vì hoa cúc có tính mát, tác dụng thanh nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, hay lạnh tay chân, lạnh bụng, huyết áp thấp thì không nên dùng trà hoa cúc.

Trà gừng

Uống trà gì vào thời điểm giao mùa? - Ảnh 2

Trong những phương pháp giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với những ngày thời tiết giao mùa hay bệnh tật mùa đông như: cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng… thì việc uống trà gừng mỗi ngày luôn được giới chuyên gia khuyên dùng.

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc, ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh. Nhất là thời điểm giao mùa, sang đông lạnh, uống trà gừng thường xuyên có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn, có lợi cho đường hô hấp, giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất gây nhờn làm tắc nghẽn đường khí thở.

Tuy gừng có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng các chuyên gia cho rằng không nên quá lạm dụng gừng vì không phải ai cũng dùng được và nếu sử dụng nhiều gừng có thể gây ra một số tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng cho cơ thể và sức khỏe.

Trà gừng giúp phòng tránh cảm và giải cảm rất hiệu quả, nhưng do tính cay nóng nên trà gừng không phù hợp với những người dễ bị táo bón, người bị cảm do phong nhiệt với triệu chứng ho, sốt viêm họng, nếu người bị phong nhiệt uống trà gừng có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. Người có tiền sử bệnh huyết áp cũng không nên dùng trà gừng, bởi có thể gây tử vong ngay lập tức.

Trà chanh mật ong

Uống trà gì vào thời điểm giao mùa? - Ảnh 3

Vào những ngày giao mùa, trà chanh mật ong là một trong những loại nước uống tốt cho sức khỏe mà bạn nên áp dụng cho gia đình mình. Ly trà chanh mật ong trông rất hấp dẫn, màu sắc đẹp, bắt mắt, vị ngọt thanh khiết hòa lẫn với vị chua thơm tự nhiên của chanh và vị ngon đặc trưng của chè xanh đã góp phần làm nên sức quyến rũ của thức uống bổ dưỡng này. Đặc biệt trà chanh mật ong sẽ ngon hơn rất nhiều khi dùng lạnh.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng nếu mỗi ngày bạn uống đều đặn 1 ly nước trà chanh mật ong sé có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp rất hiệu quả, ngoài ra đây còn là thức uống đẹp da, chống lão hóa.

Trà bạc hà

Uống trà gì vào thời điểm giao mùa? - Ảnh 4

Trà bạc hà không chỉ là một loại thức uống thông thường mà nó còn là một loại  trà thảo dược có tác dụng phòng ngừa được nhiều bệnh.

Lá bạc hà chứa vitamin B, canxi, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Vì vậy, trà bạc hà có thể giúp chống lại một số bệnh thông thường mùa đông như cảm lạnh, ho khan, cảm cúm… Một ly trà bạc hà hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm các cơn co thắt đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Nếu bạn muốn thưởng thức những hương vị khác lạ hãy thử thêm chút mật ong, thậm chí pha cùng với trà mạn. Ly trà của bạn sẽ thơm ngon hơn nhiều. Một điều bạn cần phải lưu ý là trà bạc hà không thích hợp dùng cho trẻ nhỏ, hoặc bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.

Trà sả

Uống trà gì vào thời điểm giao mùa? - Ảnh 5

Các bài thuốc dân gian cổ truyền đều có nhắc đến công dụng của trà sả. Đặc biệt trong mùa đông, trà sả có công dụng chữa cảm lạnh và ho bằng cách kết hợp lá sả, mật ong, hạt tiêu, quế, nước cốt chanh, lá bạc hà. Loại trà sả hỗn hợp này giúp thông mũi họng, giữ ấm toàn thân và dịu cơn ho trong mùa lạnh.

Ngoài ra, trà sả có tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, đặc biệt chống viêm. Khi bạn gặp phải những triệu chứng về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu,... chỉ cần dùng 30-50g sả, sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày để chữa trị các triệu chứng trên.

Thư Trà (t/h)