Vì sao nước trà sau pha lại chuyển sang màu đỏ khi để lâu?

Trà là thức uống phổ biến và có vị trí đặc biệt trong văn hóa của người Việt. Xét từ nguồn gốc xa xưa, trà thậm chí được coi như một vị thuốc và chỉ có bậc quan lại vua chúa mới được "thẩm trà". Theo dòng thời gian và bởi những lợi ích như vậy, hiện nay trà xanh và các sản phẩm làm từ trà ngày càng phổ biến. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, có không ít người thắc mắc rằng vì sao trà sau khi pha để lâu màu nước lại chuyển đỏ dần.

Chén trà bị đổi màu khi để lâu.
Chén trà bị đổi màu khi để lâu.

Nước trà bị Oxi hóa

 Như chúng ta đã biết, trong trà có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Một trong số đó là các chất từ họ Catechin, vốn được gọi là ECG và EGCG, chúng có khả năng cực tốt chống Stress và oxi hóa quá trình gây hại các tế bào bởi gốc tự do. Bởi vậy mà trà xanh còn được coi như một vị thuốc giúp giảm một số bệnh tật, giúp tăng tuổi thọ. 

 Tuy nhiên các chất có họ này sẽ thay đổi cấu trúc, hoạt tích dưới tác động của nhiệt độ, môi trường. Điều này dẫn đến hiện tượng Oxi hóa trong trà nếu để lâu. Thường nếu trà để khoảng 2 tiếng sẽ chuyển màu dần và để lâu thì đỏ thẫm.

Không chỉ trà đã pha để lâu mới bị ô xi hóa mà điều này cũng xảy ra tương tự với sản phẩm trà để lâu (Trà cũ) hoặc không được bảo quản đúng cách. Ngoại trừ 1 số loại trà đặc thù thì hầu hết các loại trà để lâu sẽ suy giảm đáng kể chất lượng, độ ngon cũng giảm nhiều. Đó cũng là lý do vì sao trà mới mua về thì ngon, nhưng để lâu sẽ cảm thấy không ngon nữa.

Trà chuyển màu đỏ do yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, tiêu chuẩn canh tác cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

 Địa hình và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam phù hợp với cây chè (trà) phát triển. Có thể kể đến các vùng lớn như: Vùng trà Thái Nguyên,  Lâm Đồng, Mộc Châu (Sơn La), Phú Thọ và cây chè cổ thụ ở vùng Tây Bắc… Tuy nhiên các vùng chè  đạt tỉ lệ phù hợp không giống nhau. Từ vị trí địa lý sẽ cho ra các sản phẩm có màu nước không giống nhau. Thường thì vùng trà Lâm Đồng sẽ đỏ nước hơn so với các vùng chè ở phía Bắc. Các sản phẩm trà xanh Thái Nguyên thường màu nước sẽ tốt hơn cả.

 Không chăm bón hoặc lạm dụng phân thuốc hóa học

Có thể cùng địa hình tuy nhiên việc trồng và chăm bón khác nhau sẽ dẫn đến độ phì nhiêu của đất từ đó mà hàm lượng dinh dưỡng trong trà khác nhau. Đơn cử như cùng là sản phẩm trà xanh Thái Nguyên, nhưng Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được chăm bón hữu cơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc, sinh học, khi thu hoạch chè tươi nguyên liệu có chất lượng tốt, qua chế biến bằng công nghệ khí hóa sinh khối, thân thiện với môi trường và 100% thiết bị bằng inox chuyên dụng, đã tạo nên sản phẩm trà thượng hạng, trà cũng sẽ có màu nước xanh trong khác biệt so với các sản phẩm trà khác trên thị trường.

Do giống chè (trà)

Việt Nam ta có nhiều giống chè nổi tiếng như Ô Long, Shan Tuyết, chè xanh Thái Nguyên… và trong đó cũng sẽ có sự lai tạo giống để cải thiện năng suất, chất lượng, nên rất đa dạng các loại giống chè. 

Giống cây chè Kim Tuyên.
Giống cây chè Kim Tuyên.
Giống cây chè TRI 777.
Giống cây chè TRI 777.
Giống chè cành LDP1.
Giống chè cành LDP1.
Giống cây chè Trung du.
Giống cây chè Trung du.

Trà Thái Nguyên có từ khoảng năm 1920 tới nay nổi tiếng với trà trung Du - giống trà được trồng bằng hạt, có sức sống và tuổi thọ hàng trăm năm. Ưu điểm lớn nhất là vị trà đậm, được nước, vị ngọt hậu sâu, nhưng nhược điểm cũng khá rõ ràng là màu nước ong vàng tựa mật ong rừng và hơi thiên về gam màu đỏ, vị chát đậm hơn và năng suất không được cao bằng các giống chè cành lai tạo giống sau này như: giống chè TRI 777, chè Long Vân, chè  LDP1, chè kim tuyên, chè bát tiên, hương Bắc Sơn…

Hoàng Tuấn