Năm 1995 là năm cột mốc diễn ra nhiều sự kiện đáng nhớ của Việt Nam, đánh dấu tiến trình mở cửa và hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới. Đó là sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), làm đơn gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
Kể từ năm cột mốc năm 1995, gần 30 năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ, từng bước thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, hội nhập, chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã cho thấy những bước tiến mạnh mẽ, liên tiếp đạt được các mốc kỷ lục.
Theo đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt con số 100 tỷ USD vào năm 2007. Bốn năm sau, tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ USD. Trong thời gian 4 năm tiếp theo (năm 2015), xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD.
Với thời gian rất ngắn, chỉ 2 năm sau đó (vào giữa tháng 12/2017), tổng trị giá xuất nhập khẩu đã đạt mức 400 tỷ USD. Sau đó mỗi 2 năm tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng thêm 100 tỷ USD, theo đó, trị giá xuất nhập khẩu đã cán mốc 500 tỷ USD trong nửa cuối tháng 12/2019, và cán mốc 600 tỷ USD vào tháng 11/2021. Đến tháng 12/2022 này tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt mốc 700 tỷ USD.
Theo xếp hạng của Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Đáng chú ý là trong khi thứ hạng của các nước ASEAN không tăng trong một vài năm qua nhưng thứ hạng của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể: Năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa xếp vị trí thứ 23 trên thế giới, trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam xếp vị trí thứ 20 trên thế giới. Theo đó, kể từ năm 2019, Việt Nam xếp vị trí thứ 2 trong khối ASEAN vượt qua cả Thái Lan và Malaysia và chỉ xếp sau Singapore.
Từ năm 2012, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư liên tục sau một thời gian dài thâm hụt (nhập siêu). Năm 2022 mức xuất siêu thương mại của Việt Nam dự báo đạt trên 10 tỷ USD.
Theo xếp hạng của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu.
Đáng chú ý, trong khi thứ hạng của các nước ASEAN trì trệ, bế tắc trong vài năm gần đây thì thứ hạng của Việt Nam có những bước tăng trưởng vượt bậc.
Theo Tổng cục Hải quan, từ năm 2019, Việt Nam xếp vị trí thứ 2 trong khối ASEAN, vượt qua cả Thái Lan và Malaysia và chỉ xếp sau Singapore. Đến năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa xếp vị trí thứ 23 trên thế giới, trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam xếp vị trí thứ 20 trên thế giới.
Đáng chú ý, từ năm 2012, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư liên tục sau một thời gian dài thâm hụt (nhập siêu). Đến năm 2022 mức xuất siêu thương mại của Việt Nam dự báo đạt trên 10 tỷ USD.