Theo đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2022 ước đạt 29,18 tỷ USD, giảm 3,9% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,38 tỷ USD, tăng 0,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 21,8 tỷ USD, giảm 5,4%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11 giảm 8,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 14,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 6,3%.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 101,5 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,9 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2022 ước đạt 29,18 tỷ USD, giảm 3,9% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,38 tỷ USD, tăng 0,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 21,8 tỷ USD, giảm 5,4%.
Tính chung 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 87,46 tỷ USD, tăng 10,1%, chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 254,75 tỷ USD, tăng 14,6%, chiếm 74,4%.
Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,4%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, bằng cùng kỳ năm trước; nhóm hàng nông sản, lâm sản chiếm 6,6%, giảm 0,5 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm 3%, tăng 0,3 điểm phần trăm.
Bộ Công Thương cho biết, doanh nghiệp đã tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Chẳng hạn, sau 3 năm thực thi CPTPP, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường trong khối tăng 75-100%. Điện thoại và linh kiện, nhóm điện tử và máy vi tính, máy móc, phụ tùng, dệt may, da giày... là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang khu vực này.