Vùng đất ven “nổi sóng”
Sau thời gian “ngủ đông” vì dịch bệnh, thị trường bất động sản bắt đầu khởi sắc trở lại dịp cuối năm 2021 và bắt đầu bứt tốc ngay từ những tháng đầu năm 2022. Việc bứt phá của thị trường diễn ra trên phạm vi cả nước. Nhiều nơi, giá đất nền đã tăng ít nhất 10% so với cuối năm 2021, có nơi đã được môi giới đẩy lên tới 30, 40%.
Nếu như cuối năm 2021, giá đất nền tại một số huyện như Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai giao động từ 13 đến 20 triệu/1m2 (tùy vị trí) thì nay đã tăng lên 16 đến 30 triệu đồng/1m2. Còn với đất vườn tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú… chỉ dao động quanh mức 200 đến 400 triệu/1 sào 1000m2, nhưng nay đã lên tới 400 đến 800 triệu mỗi sào, thậm chí có nơi đã lên tới hơn 1 tỉ đồng 1 sào.
Việc “săn” đất hiện không còn dành riêng cho những người lắm tiền nhiều của nưãmà nó đã lan đến mọi lớp người dân, từ anh nông dân tới chị công chức... Nhiều cán bộ, công nhân, viên chức còn tranh thủ thời gian để đi làm cò đất kiếm thêm thu nhập. Thậm chí đã có không ít người đã xin nghỉ việc để toàn tâm theo nghề môi giới đang trong giai đoạn ăn nên làm ra này.
Quảng Ninh: Người dân vùng dự án 'sống mòn' vì quy hoạch 'treo'
Người dân không được chuyển nhượng, cho, tặng, giao dịch… thực hiện các quyền trên chính mảnh đất của mình, đó là thực trạng tồn tại gần 12 năm nay tại vùng dự án Tuyến đường tránh phía Nam thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông Bí), tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1.
Tuyến đường tránh phía Nam thành phố Uông Bí giai đoạn 1, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 2079/ QĐ-UBND ngày 9/7/2010.
Với tổng mức đầu tư trên 993.800 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, vốn từ nguồn thu cấp quyền sử dụng quỹ đất hai bên đường và các nguồn vốn huy động khác, do Ủy ban Nhân dân thành phố Uông Bí làm chủ đầu tư.
Tuyến đường dài 15,83km đạt tiêu chuẩn đường đô thị, nền đường rộng 38m, mặt cắt ngang nền đường 77m. Điểm đầu tuyến thuộc phường Đông Mai chạy qua hết địa bàn thành phố Uông Bí và kết thúc tại xã Hồng Thái Tây của thị xã Đông Triều.
Mục đích đầu tư tuyến đường là hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch được duyệt; phục vụ nhu cầu đi lại, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tại khu vực. Thế nhưng chưa thấy nâng cao mà chỉ thấy người dân sống thấp thỏm, bất an ngay trong chính ngôi nhà của mình.
Tại thành phố Uông Bí, tuyến đường quy hoạch đi qua các phường (Yên Thanh, Trưng Vương, Quang Trung, Phương Đông và Phương Nam). Đến nay địa phương này chưa rà soát được tổng số bao nhiêu hộ dân bị ảnh hưởng cả về đất ở và đất nông nghiệp. Tuy nhiên theo tính toán ban đầu có thể sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân, với hàng trăm ha đất cần giải phóng mặt bằng để phục vụ thi công dự án.
Sau khi cắm mốc, đo đạc, kiểm đếm gia đình ông bà được nói lại là toàn bộ diện tích trên nằm trong quy hoạch, không được sửa chữa, chuyển nhượng, mua bán…Do vậy gần 12 năm nay khi con cái của ông bà muốn tách thửa xây nhà chuyển về ở gần bố mẹ đều không làm được.
Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng gần 11.000ha
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quy mô gần 11.000ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện.
Phân khu quy hoạch có diện tích gần 11.000ha, trong đó, sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như: xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; Các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá... Ngoài ra, còn có đất các công trình hạ tầng xã hội (công cộng, trường học), các công trình hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh quốc phòng, công nghiệp (kho bãi, bến cảng). Dự báo quy mô dân số tối đa tại khu vực này đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người.
Theo định hướng quy hoạch, phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.
Nhiều môi giới bất động sản tham lợi làm nhiễu loạn thị trường
Tại tọa đàm, hầu hết các chuyên gia và nhà đầu tư đều cho rằng: môi giới bất động sản là bộ phận rất quan trọng, góp phần thúc đẩy sản phẩm nhà ở đến tay người dân. Tuy nhiên thực tế cũng có nhiều môi giới vì tham lợi trước mắt đã làm nhiễu loạn thị trường.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Quang, Giám đốc khối kinh doanh - tiếp thị thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long nhấn mạnh: 5 năm trở lại đây, thị trường hình thành các công ty, sàn môi giới quá dễ dàng, gây những hệ lụy xấu cho thị trường. Nếu như môi giới là F1 đã làm rất tốt thì thường đến môi giới F2 mọi chuyện đã trở nên khác. F2 không quan tâm đến bảo vệ thương hiệu chủ đầu tư, chỉ làm cho xong rồi thu tiền. Họ quên hẳn trách nhiệm với chủ đầu tư, trách nhiệm với khách hàng.
Với tình hình trên, Giám đốc khối kinh doanh - tiếp thị thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long đưa ra câu hỏi: trong số những người hoạt động môi giới bất động sản thì có bao nhiêu người có chứng chỉ Môi giới do các cơ quan chức năng cấp, trải qua quá trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách bài bản, chuyên nghiệp?
Thông tin tại toạ đàm cũng cho biết, Chính phủ đã quy định rõ đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi giới bất động sản. Ví như tại điều 59 Nghị định 16/2022/NĐ-CP “Quy định xử phạt hành chính về xây dựng” có hiệu lực từ ngày 28/1 vừa qua, sẽ phạt từ 40 – 60 triệu đồng đối với các hành vi kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hết thời hạn sử dụng theo quy định;
Tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản làm sai lệch nội dung chứng chỉ; Cho mượn, cho thuê hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi giới bất động sản; Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.
Đặc biệt, phạt từ 120 – 160 triệu đồng nếu kinh doanh dịch vụ bất động sản mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định hoặc không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định; Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản không được lập thành văn bản hoặc không đầy đủ các nội dung chính theo quy định...
Nhu cầu về phân khúc bất động sản này trong tương lai rất lớn
Theo dữ liệu được công bố bởi Cushman & Wakefield, thị trường bất động sản (BĐS) ghi nhận nhiều giao dịch nổi bật trong quý đầu năm với tổng giá trị xấp xỉ 1 tỷ USD - mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Trong đó, phân khúc văn phòng chiếm 58% tổng giá trị giao dịch. Riêng thương vụ Viva Land mua lại dự án Capital Place từ CapitaLand đóng góp khoảng khoảng 600 triệu USD.
Thị trường văn phòng được chuyên gia Cushman & Wakefield đánh giá phát triển vững vàng trong cả giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield, chia sẻ: "Đa số các chủ đầu tư Việt Nam không thích phân khúc văn phòng mà ưa chuộng loại hình căn hộ hơn. Do vậy với nguồn cung hiện tại chỉ hơn 1,4 triệu m2 sàn (bằng một nửa thị trường Bangkok) và chủ yếu là dự án hạng C, nhu cầu về thị trường văn phòng trong tương lai sẽ rất lớn”.
Trong quý đầu năm nay, thị trường TP. HCM có hai tòa nhà mới gồm CMC Creative (quận 7) và Pearl 5 (quận 3) đã đi vào hoạt động và mức hấp thụ thuần trong quý cũng chủ yếu từ 2 tòa nhà này.
Tỷ lệ lấp đầy trung bình toàn thị trường đạt 90%, tăng 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước với giá thuê ổn định ở mức 39,6 USD/m2/tháng (tương đương 905.000 đồng/m2/tháng).