2022 không phải năm thuận lợi cho đầu tư lướt song
Theo chuyên gia, "lướt sóng" trong bất động sản là thuật ngữ chỉ việc đầu cơ, tìm kiếm cơ hội sinh lời cao trong ngắn hạn, dựa trên thông tin về các khu vực, sản phẩm có khả năng tăng giá nhanh trong tương lai.
TS Đinh Thế Hiển tại talkshow "Có hẹn với chuyên gia". (Ảnh chụp màn hình).
Trong giai đoạn 2005 - 2006, việc đầu tư lướt sóng thường thu được lợi nhuận cao. Chỉ cần đăng ký được một suất mua căn hộ hay lô đất dự án rồi bán lại suất cũng có thể lãi gấp đôi tiền cọc, tức là gấp đôi vốn đầu tư.
"Ở giai đoạn khi mà thông tin và hàng hóa còn ít như vậy thì cái việc lướt sóng đem lại siêu lợi nhuận", chuyên gia cho biết.
"Nếu chọn lướt sóng ở khu vực Bình Phước do thông tin quy hoạch sân bay thời gian qua thì dễ "lướt sóng hụt", thông tin ảo nhưng vẫn nhiều người bị cuốn theo. Hay như La Gi là một khu vực có thể lướt sóng vì quy hoạch sẽ lên thành phố và có hạ tầng đang phát triển. Nhưng thời điểm nào La Gi chính thức lên thành phố, thời điểm nào các hạ tầng được đầu tư mạnh và thời điểm nào phù hợp để tạo sóng lại là dấu hỏi với các nhà đầu tư. Như vậy lướt sóng là cơ hội dựa trên thông tin thật nhưng cần sự quyết đoán ở phía nhà đầu tư", chuyên gia phân tích.
Cũng dựa trên các thông tin thị trường, TS Đinh Thế Hiển cho rằng bất động sản năm 2022 không phải là thị trường phù hợp để lướt sóng.
"Xu thế thị trường 2022 là xu thế tập trung vượt qua khó khăn và đang phát triển ở mức độ vượt qua khó khăn. Chúng ta đang cố gắng khôi phục lại nền kinh tế nhưng lại gặp phải các chướng ngại là sự gia tăng số ca mắc Covid-19, làm cản trở việc hoàn toàn mở cửa với quốc tế, phục hồi thị trường.
Giá xăng dầu tăng mạnh cũng sẽ khiến cho lạm phát tăng. Lạm phát có thể làm gia tăng đầu tư bất động sản nhưng về vĩ mô sẽ gây khó khăn và ảnh hưởng tới đầu tư bất động sản.
Bên cạnh đó, giá bất động sản của nhiều khu vực đã tăng rất mạnh trong nhiều năm và cần giai đoạn đi ngang để tích lũy giá trị, ở những cái vùng mà giá cả đã tăng hơn giá trị.
Như vậy năm 2022 nhìn chung không phải là năm thuận lợi cho lướt sóng bất động sản", ông Hiển nhận định.
Tuy nhiên, TS Đinh Thế Hiển cho rằng vẫn sẽ có những khu vực tiềm năng do hưởng lợi từ hạ tầng như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc miền tây: "Những con đường cao tốc luôn "tạo sóng" cho các khu vực có giá đất chưa cao. Bên cạnh đó, những dự án khu công nghiệp cũng sẽ "tạo sóng" cho bất động sản khu vực xung quanh như chúng ta đang quan sát hiện nay tại Cẩm Mỹ, Đồng Nai".
Lo sốt đất tạo bong bóng bất động sản, các tỉnh tăng kiểm soát
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị ra văn bản yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương đánh giá và kiểm soát nguy cơ xảy ra "bong bóng" bất động sản và tăng cường quản lý thị trường bất động sản.
Tại văn bản này, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân chưa tuân thủ các quy định về kinh doanh bất động sản. Ở những khu vực dự kiến thực hiện các dự án như khu dân cư, khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, vùng nông thôn đã xuất hiện hoạt động "đầu cơ" bất động sản gây "sốt ảo", có hiện tượng "thổi giá" làm cho giá trị khu đất không đúng với giá phổ biến trên thị trường.
Cùng với đó, thị trường có dấu hiệu nhà đầu tư tổ chức huy động vốn chuyển nhượng chưa đúng quy định của pháp luật, thổi phồng để quảng cáo rao bán khi chưa đầy đủ quy trình… gây ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản và khó khăn cho việc quản lý Nhà nước.
Giá đất tại khu vực quanh dự án Khu đô thị Nam Đông Hà (Quảng Trị) được đẩy lên cao, hơn 1 tỷ đồng mỗi m chiều ngang (Ảnh: Đăng Đức/Dân trí).
Để chấn chỉnh thực trạng trên, UBND tỉnh này yêu cầu Sở Xây dựng tỉnh tăng cường quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản hình thành trong tương lai, bảo đảm việc đưa dự án bất động sản vào kinh doanh, chuyển nhượng phải đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Kiểm tra chấn chỉnh hoạt động môi giới bất động sản, bảo đảm tuân thủ đúng quy định…; Kịp thời phát hiện ngăn chặn hiện tượng "đầu cơ" bất động sản, không để xảy ra tình trạng "sốt" giá và "bong bóng"; xử lý nghiêm vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản.
Thái Nguyên đề xuất thu hồi 25 dự án
Nguyên nhân được Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết là do chậm tiến độ nhiều năm, chưa có hoặc chưa hoàn thiện các thủ tục về xây dựng, đất đai, môi trường, nhà đầu tư không tích cực trong phối hợp bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và đầu tư...
Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư Đông Tây, thị xã Phổ Yên trước đó bị tỉnh Thái Nguyên chấm dứt hoạt động, thu hồi quyết định chủ trương đầu tư
Trong danh sách các dự án bị kiến nghị thu hồi có nhiều dự án chậm tiến độ kéo dài như: Dự án Nhà máy cơ khí đúc Hoàng Long tại Cụm công nghiệp Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên của Công ty cổ phần tư vấn và sản xuất công nghiệp Hoàng Long với tổng vốn đầu 23,5 tỷ đồng, được Sở Công Thương Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 5/2011; Dự án Khu đô thị Royal Eco City của Công ty cổ phần du lịch thương maị và đầu tư Bắc Thăng Long tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên với tổng đăng ký đầu tư 388 tỷ đồng, chậm tiến độ hơn 11 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận đầu tư; dự án Nhà máy luyện gang Anh Thắng tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ do Công ty TNHH một thành viên khoáng sản và bất động sản Anh Thắng làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 140 tỷ đồng, được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 2/2008 nhưng đến thời điểm kiểm tra đã chậm tiến độ 11 năm, vi phạm quy định của Luật đầu tư 2020...
Qua quá trình kiểm tra thực tế, các tổ kiểm tra còn kiến nghị thực hiện thanh tra toàn diện một số dự án có nhiều sai phạm, điển hình như Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành của Công ty TNHH Đầu tư phát triển hạ tầng Lệ Trạch do dự án chưa được đầu tư khu xử lý nước thải, quan trắc định kỳ nhưng đã có 7 dự án đang hoạt động tại khu công nghiệp này, các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án thứ cấp không được kiểm soát, vi phạm quy định về quản lý xây dựng; Dự án xây dựng khu nhà ở xã hội Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Anh Hiếu vì đến thời điểm hiện tại, dự án chưa hoàn thành, chưa thực hiện các thủ tục về đất đai theo quy định, chậm tiến độ 6 năm...
Yếu tố ‘cứu cánh’ thị trường bất động sản trong mùa dịch
Từ sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán Nhân Dần 2022 đến nay, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước gia tăng nhanh chóng các ca F0, khiến các sản giao dịch BĐS và các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới BĐS đều phải tạm dừng.
Theo chia sẻ từ nhiều người tại các sàn giao dịch BĐS Hà Nội, hàng loạt các giao dịch phải hủy hợp đồng mặc dù đã chốt đóng cọc do yếu tố sức khỏe nhà đầu tư, người mua trở thành F0 và phải cách ly, không thể hoàn thành giao dịch. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên nhiều sàn môi giới phải chuyển sang giới thiệu sản phẩm online và tư vấn qua điện thoại, hẹn khách ngày trở lại sau dịch...
Yếu tố ‘cứu cánh’ thị trường bất động sản trong mùa dịch.
Trước thực tế trên, các chuyên gia BĐS vẫn lạc quan cho rằng, những tín hiệu hồi phục của kinh tế vĩ mô, đầu tư công, mở cửa du lịch và nhu cầu về nhà ở của người dân lớn sau khi miễn dịch cộng đồng... là những cơ sở đảm bảo thị trường không "ngủ đông".
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, thị trường nhà đất vẫn đang có dư địa phát triển lớn, nhất là tại những khu vực, địa phương có sự phát triển mạnh của hạ tầng và tốc độ đô thị hóa cao. Trong 2 quý đầu năm 2022, nhu cầu mua đất nền làm tài sản vẫn được nhà đầu tư ưa chuộng và tiếp tục là phân khúc được lựa chọn hàng đầu. Bởi trong bối cảnh dịch bệnh, nguồn cung trên thị trường bất động sản sụt giảm mạnh, nhà đầu tư không thể bỏ tiền để kinh doanh các loại hình khác, đất nền vẫn có khả năng sinh lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc đầu tư vốn thật, hạn chế sử dụng các nguồn vay vốn tín dụng, để hạn chế rủi ro.
Một minh chứng khác cho thấy phân khúc đất nền được dự báo tiếp tục dẫn dắt thị trường từ tháng 3/2022 do mức độ quan tâm đất nền tại nhiều tỉnh phía Bắc đang ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, như: Hà Nam tăng 36%, Hưng Yên tăng 21%, Bắc Giang tăng 22% và Hòa Bình tăng 18% so với cuối năm 2021...
Trong khi đó tại các tỉnh phía Nam, hàng loạt tín hiệu nguồn cung được cải thiện, sắp ra hàng của các doanh nghiệp, tập đoàn BĐS uy tín trong quý II, III/2022 sẽ là chất “kích thích” tạo đà hưng phấn cho thị trường BĐS tiếp tục giữ nhiệt và sôi động. Theo batdongsan.com.vn, hiện tại có hàng chục chủ đầu tư rục rịch triển khai dự án với lượng cung lớn. Người mua cũng đã bắt đầu kết nối lại với các sàn giao dịch phía Nam để tìm hiểu sản phẩm, trong khi nhu cầu của người mua để ở vẫn còn lớn.