Các hình thức lừa đảo phổ biến vào dịp cuối năm, người dân cần cảnh giác

Cuối năm, nhu cầu mua sắm, giao dịch và đầu tư tăng cao, cũng là lúc các chiêu trò lừa đảo phát mạnh mạnh. Lợi dụng sự bận rộn và tâm lý dễ tin, kẻ gian tung ra hàng loạt mánh khóe tinh vi, từ giả danh cơ quan chức năng, lừa đảo qua mạng xã hội đến kêu gọi đầu tư tài chính. Chỉ cần một phút bất ngờ, bạn có thể bị mất tiền, thông tin cá nhân hoặc rơi vào những rắc rối không đáng có.

Theo Công văn 397/TTCS-TTTH ngày 25/05/2024, Cục Thông tin cơ sở thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng cho người dân thường xuyên trên đài truyền thanh cơ sở.

Các hình thức lừa đảo phổ biến vào dịp cuối năm, người dân cần cảnh giác.  
Các hình thức lừa đảo phổ biến vào dịp cuối năm, người dân cần cảnh giác.  

Trước tình hình lừa đảo trên không gian mạng diễn biến phức tạp, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo một số hình thức lừa đảo trên mạng phổ biến hiện nay mà người dân cần cảnh giác, cụ thể:

Cảnh báo chiêu trò sử dụng các ứng dụng cho vay nặng lãi, thu lợi bất chính

Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân nên tìm đến các tổ chức cho vay uy tín như ngân hàng hoặc các công ty tài chính hợp pháp; tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng trên các trang web hoặc ứng dụng không đáng tin cậy. Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, đặc biệt liên quan đến tài chính, người dân nên xem xét cẩn thận các quyền mà ứng dụng yêu cầu cũng như đọc kỹ các điều khoản, chính sách của ứng dụng này. Nếu phát hiện có điểm đáng ngờ, hãy hủy cài đặt ứng dụng ngay lập tức.

Cảnh báo hình thức lừa đảo sử dụng kịch bản “thanh lý đồ điện tử giá rẻ” nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng mạng xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân nên lựa chọn những địa chỉ uy tín và chính thống để tránh sập bẫy lừa đảo. Người dân không mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như giá rẻ hơn nhiều lần so với thị trường để tránh mua phải những mặt hàng kém chất lượng hoặc bị chiếm đoạt tài sản.

Lừa bán phần mềm đọc trộm tin nhắn, chiếm đoạt tài sản hàng trăm triệu đồng

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, người dân nên tìm hiểu và theo dõi các chuyển biến của các hình thức, thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên không gian mạng, để có thể chủ động đối phó trước mọi tình huống. Tuyệt đối không vì hiếu kỳ mà tìm mua những sản phẩm, thiết bị nêu trên; không mua các sản phẩm, thiết bị trôi nổi, giá rẻ, nhập lậu giá rẻ để tránh bị các đối tượng xấu theo dõi, đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân và xâm phạm đời sống riêng tư.

Ngoài ra, việc tự ý mua, bán và sử dụng những phần mềm, thiết bị ngụy trang đọc trộm, ghi âm, ghi hình khi không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là hành vi vi phạm pháp luật; có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là truy tố hình sự. Việc xử phạt không chỉ áp dụng với các đối tượng kinh doanh, cung cấp thiết bị trái phép mà còn là người mua và sử dụng thiết bị.

Cảnh báo chiêu trò mạo danh cán bộ thuế để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, đồng thời tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức để bảo vệ mình trên mạng xã hội. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất cứ ai thông qua bất kể hình thức nào; việc lộ lọt thông tin sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại.

Khi có cuộc gọi lạ hoặc tiếp xúc với hội nhóm cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội, tuyệt đối không thực hiện giao dịch chuyển tiền cho đối tượng khi chưa tìm hiểu và xác minh danh tính của đối tượng đó.

Các hình thức lừa đảo phổ biến vào dịp cuối năm, người dân cần cảnh giác  - Ảnh 1

Kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo

Đối tượng lập website đầu tư tài chính, ứng dụng có giao diện tương tự đầu tư tài chính quốc tế, rồi sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để thu hút, lôi kéo nhiều người tham gia. Các sàn tiền ảo, đầu tư tài chính này cam kết người chơi sẽ được hưởng mức lãi suất cao nhưng lại an toàn, có thể rút vốn bất kỳ lúc nào, không cần đầu tư trí tuệ, thời gian. Ban đầu các đối tượng chuyển trả tiền lãi rất đầy đủ, rõ ràng (nhưng cũng chỉ là tiền ảo), đến khi người tham gia đầu tư nhiều thì các đối tượng ngưng giao dịch, bằng các phương thức như: Thông báo dừng hoạt động để bảo trì lỗi; chặn liên lạc và chặn đăng nhập làm khách hàng không vào tài khoản của mình được, rồi các đối tượng chiếm đoạt tiền mà khách hàng đã gửi hay đầu tư vào trang website do chúng lập ra.

Hỗ trợ lấy lại tiền đã bị lừa

Đối tượng lập tài khoản ảo, không có thông tin rõ ràng về công ty, địa chỉ hoặc các thông tin liên hệ. Đối tượng lừa đảo chạy quảng cáo các bài đăng với nội dung "hỗ trợ lấy lại tiền", "cam kết lấy lại được tiền bị lừa", bên dưới là những bình luận cảm ơn đã lấy lại tiền bằng những tài khoản ảo khác. Sau khi được người dùng liên hệ, chúng sẽ nhiệt tình tư vấn, đồng thời liên tục hứa hẹn, cam kết lấy lại 100% số tiền đã mất. Tiếp đó, yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số tiền đã bị lừa đảo và chuyển khoản thành công "tiền phí dịch vụ". Tuy nhiên, ngay lập tức nhân viên thông báo tài khoản ngân hàng bị lỗi và không cho rút tiền về. Khi nạn nhân thắc mắc thì đối tượng sẽ chặn toàn bộ liên lạc.

Bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội

Các đối tượng sẽ hoạt động theo hội nhóm, đồng thời tạo lập các tài khoản mạng xã hội ảo, đăng bài quảng cáo về các loại thuốc "thần dược" với giá cao với công dụng như phòng chống ung thư, giảm tác dụng hóa trị, xạ trị ung thư, thuốc cho người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng thực chất là các loại thuốc giá rẻ với thành phần không rõ nguồn gốc. Tinh vi hơn, các nhóm đối tượng này còn thực hiện chiêu trò "giảm giá" cho người già, người nghèo, người bệnh nặng, nhằm đánh vào tâm lý thích khuyến mãi.

Ngoài ra, các trang thương mại điện tử và mạng xã hội cũng trở thành công cụ đắc lực cho những kẻ gian. Dưới vỏ bọc của các chương trình giảm giá, quà tặng miễn phí, hoặc bán hàng độc quyền, chúng tôi dễ dàng dụ dụ người tiêu dùng chuyển tiền trước nhưng không bao giờ giao hàng hoặc gửi sản phẩm giá trị chất lượng.

Không chỉ dừng lại ở việc mua bán, lĩnh vực đầu tư tài chính cũng là một "mặt trận" sôi động cho những vụ lừa đảo nguy hiểm. Hứa hẹn lợi nhuận "khủng", các dự án đầu tư nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những ai đang mong muốn tăng tài sản trong thời gian ngắn. Khi mọi thứ giảm xuống, lừa đảo lừa đảo bị mất, để lại nạn nhân với chồng chất nợ.

Để bảo vệ bản thân và gia đình trước những mánh khóe lừa đảo, mỗi người cần nâng cao ý thức cảnh giác, luôn kiểm tra thông tin từ các nguồn chính và tuyệt đối không chia sẻ dữ liệu cá nhân qua các kênh không đáng tin cậy. Sự cẩn thận đôi khi chính là "lá chắn" mạnh mẽ nhất giúp chúng tôi tránh khỏi những mất mát không đáng có.

Cuối năm là thời điểm để tận dụng niềm vui và tổng kết, nhưng đừng để bất cẩn làm mờ đi ý nghĩa của những ngày đặc biệt này. Hãy tỉnh táo, cảnh giác và cùng nhau lan tỏa sự an toàn đến cộng đồng!

Tiến Hoàng (t/h)