Cách phòng ngừa và xử lý chuột rút khi chơi thể thao

Chuột rút là một hiện tượng thường gặp trong quá trình vận động. Khi cơ bị co rút sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội khiến bạn không thể cử động được. Vậy chuột rút do đâu và cách khắc phục như thế nào? Tham khảo ngay các thông tin được chia sẻ trong bài viết để giải đáp những thắc mắc này nhé!

Chuột rút còn được gọi là vọp bẻ là hiện tượng co rút hay thắt chặt các cơ một cách đột ngột. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ cơ bắp nào nhưng thường gặp ở cơ của cẳng chân, bàn chân, bàn tay, đùi, hông và cơ bụng. Khi cơ bị co thắt ngoài ý muốn sẽ gây ra những cơn đau đớn dữ dội, khiến cho sự cử động trở nên khó khăn hay thậm chí là không thể cử động được trong chốc lát. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài giây cho tới vài phút và có thể tái diễn.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút, điển hình là hai nguyên nhân:

Thiếu oxy đến cơ: Trong quá trình vận động, bạn phải tăng nhịp thở để cung cấp đủ oxy đến cơ bắp. Vận động liên tục, mất sức khiến cơ thể không sử dụng oxy một cách đủ nhanh để tạo ra nguyên liệu. Khi cơ bị thiếu oxy sẽ chuyển sang môi trường yếm khí, năng lượng dự trữ sẽ phân hủy thành pyruvate, và tiếp tục chuyển thành lactic, cung cấp năng lượng cho cơ bắp trong vòng 1 - 3 phút.

Khi vận động ở cường độ cao, acid lactic tích tụ càng nhiều sẽ gây ra cảm giác nóng rát và nhức mỏi cơ. Nếu lượng acid lactic vượt quá ngưỡng cho phép trong cơ bắp sẽ khiến bạn gần như không thể cử động được.

Rối loạn điện giải: Vận động quá lâu trong thời tiết quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến cơ thể bị mất nước và muối. Khi người bệnh sử dụng các loại thuốc Statin, prednisone, thuốc lợi tiểu cũng làm cơ thể bị rối loạn điện giải. Khi nồng độ Na+, Ca++, K+ giảm, dẫn đến tình trạng hạ canxi máu hoặc hạ kali máu… Tương tự như việc thiếu oxy đến cơ thì rối loạn điện giải cũng khiến acid lactic lắng đọng trong cơ gây mỏi.

Cách phòng ngừa và xử lý

Để hạn chế hiện tượng chuột rút làm gián đoạn công việc của bạn. Bạn có thể phòng ngừa hiện tượng này thông qua các biện pháp dưới đây:

    • Tắm nước ấm để máu lưu thông dễ dàng trong các khối cơ;
    • Vận động nhẹ nhàng và thả lỏng cơ thể trước khi đi ngủ;
    • Không đi giày quá chật, gót giày quá cao. Đồng thời, nên mang tất đàn hồi hơi ép vào mạch máu, không gây ứ đọng ở tĩnh mạch chi dưới;
    • Uống nước đầy đủ, bổ sung các chất điện giải đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, cơ thể đổ nhiều mồ hôi;
    • Trước và sau khi tập luyện thể thao, nên khởi động, tập các động tác nhẹ nhàng;
    • Khởi động trước khi luyện tập là cách phòng ngừa hiệu quả sự co cứng cơ;
    • Tập động tác bật nhảy: Động tác bật nhảy theo kiểu plyometric có thể hạn chế điều này, có thể tập vài lần một tuần;
    • Làm tăng độ dẻo dai của các cơ: Trước và sau khi tập luyện thể thao, thực hiện các động tác co giãn sẽ làm tăng độ dẻo dai của các cơ, giúp hạn chế tình trạng chuột rút;
    • Chăm sóc cơ bắp và xương khớp thường xuyên với các liệu trình xoa bóp bấm huyệt, liệu pháp xông hơi, chườm thảo dược giúp tuần hoàn máu được lưu thông tốt hơn.
Cách phòng ngừa và xử lý chuột rút khi chơi thể thao - Ảnh 1

Người bị chuột rút sẽ cảm thấy đau rát ở cơ bắp và không cử động được. Đặc biệt, tình trạng này sẽ rất nguy hiểm khi bạn đang lái xe hay bơi lội. Vì vậy, trong những trường hợp dưới đây, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý khi cơ co rút là:

  • Khi xảy ra hiện tượng chuột rút, hãy ngừng vận động ngay lập tức;
  • Nhẹ nhàng xoa vùng cơ đau, kéo giãn cơ bị chuột rút và giữ ở tư thế đó đến khi hết bị co rút;
  • Chườm nóng vùng bị co rút sau đó chườm lạnh vùng đó;
  • Uống bù nước và điện giải cho cơ thể sau khi vận động thể thao;
  • Các phòng ngừa chuột rút khi chơi thể thao;
  • Uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước và điện giải khiến cơ bắp bị chuột rút;
  • Nếu bị co rút ở bắp chân, bạn nên duỗi cơ theo chiều đối ngược, từ từ kéo đầu ngón chân và bàn chân lên phía trần nhà, hướng về đầu gối;
  • Nếu bị co rút ở bắp đùi, hãy nhờ ai đó kéo thẳng chân ra, ấn đầu gối xuống;
  • Nếu bị co rút cơ xương sườn, hãy xoa bóp nhẹ nhàng các bắp thịt xung quanh lồng ngực và hít thở thật sâu, thả lòng người, máu sẽ nhanh chóng lưu thông trở lại.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ… để điều trị sự co rút cơ.

Chuột rút khi chơi thể thao có thể xảy ra nếu vận động quá nặng và không điều độ. Vì vậy, để tránh bị chuột rút khi chơi thể thao cần duy trì lịch tập luyện đều đặn và với mức độ vừa phải, phù hợp với sức cơ thể, bạn đừng quên khởi động trước khi tập luyện và có lịch sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe xương khớp từ sâu bên trong nhé. SEN TÀI THU hân hạnh là điểm đến giúp bạn nạp thêm năng lượng, tăng cường sức khỏe, vực dậy tinh thần thể thao./.

Cách phòng ngừa và xử lý chuột rút khi chơi thể thao - Ảnh 2

SEN TÀI THU VĨNH PHÚC

Địa chỉ: Tầng 3, Westlake Hotel & Resort, số 1D, Đường Kim Ngọc, Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Website: http://sentaithu.com.vn/

Điện thoại: 0211 222 6666

Hotline: 086.707.8699

Fanpage: https://www.facebook.com/sentaithu49/

Di Linh