Chè tồn kho nhiều do dịch Covid-19, Nghệ An tìm giải pháp tiêu thụ

Sự suy giảm của xuất khẩu chè Nghệ An bắt nguồn từ sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Hầu hết sản lượng chè đều xuất khẩu vào một số thị trường được xem là truyền thống như, Afghanistan, Pakistan, Ả rập và Iran. Khi phía đối tác bất ổn về chính trị, tình hình dịch bệnh phức tạp, chi phí vận tải “phi mã”, kéo theo thanh khoản hợp đồng gặp khó khăn.

Tồn kho hàng trăm tấn

Tại huyện Thanh Chương - một trong những thủ phủ chè của Nghệ An, có 4.500ha với sản lượng chè tươi khoảng 60.000 tấn/năm, cho sản lượng chè khô gần 12.000 tấn/năm. Trên 90% sản lượng chè ở đây là xuất khẩu, mỗi năm tổng giá trị sản phẩm khoảng 432 tỷ đồng. Hơn nửa năm nay, những doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè trực tiếp đang lao đao do dịch Covid-19 khiến giá chè xuống thấp, tiêu thụ chậm… giá xuất khẩu lại giảm khiến giá thu mua chè nguyên liệu cũng rớt theo.

Nếu như thời điểm này năm 2020, chè tươi ở mức giá từ 4.500 - 5.000 đồng/kg, thì năm nay chỉ còn 2.500 - 3.5000 đồng/kg. Với giá thu mua như vậy, người nông dân chắc chắn chịu lỗ.

Chè tồn kho nhiều do dịch Covid-19, Nghệ An tìm giải pháp tiêu thụ - Ảnh 1

Sự suy giảm của xuất khẩu chè Nghệ An bắt nguồn từ sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Hầu hết sản lượng chè đều xuất khẩu vào một số thị trường được xem là truyền thống như, Afghanistan, Pakistan, Ả rập và Iran. Khi phía đối tác bất ổn về chính trị, tình hình dịch bệnh phức tạp, chi phí vận tải “phi mã”, kéo theo thanh khoản hợp đồng gặp khó khăn.

Dù gặp khó khăn về xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 song các xưởng chè vẫn tìm cách xoay xở để tiêu thụ hết sản lượng chè búp tươi cho người dân

Tại xưởng chế biến chè Truyền Thống - xóm Trường Sơn, Thanh Mai (huyện Thanh Chương) những ngày này tấp nập người mang chè tới bán. Được doanh nghiệp (DN) tạo điều kiện thu mua dù trong dịch bệnh, nên bà con rất hăng hái thu hoạch.

Anh Lê Văn Thống - Giám đốc Công ty Chè Thống Nhất - cho biết, hiện trong kho của xưởng đã không còn chỗ chứa, chè xuất không được thậm chí đang tồn kho hơn 200 tấn, nhưng DN vẫn đang cố gắng khắc phục để thu mua chè búp tươi cho bà con.

Là một DN tham gia xuất khẩu trực tiếp - anh Thống cho biết: “Chè của công ty hiện 90% xuất khẩu, trong đó Afghanistan chiếm 50%, Ả rập 30% và Iran 10%, còn lại 10% là tiêu dùng trong nước. Từ khoảng tháng 4 trở lại đây, việc xuất khẩu chè qua các thị trường truyền thống gần như “đóng băng”.

Để duy trì chuỗi cung ứng, tiêu thụ, DN đã phải chủ động tìm bạn hàng mới. Anh Thống cho rằng, "Không thể mãi “bỏ trứng vào một giỏ”, mà nhờ vào các đầu mối quen biết, vài tháng qua công ty bắt đầu tìm cách xuất qua các nước mới như Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia… bằng đường bộ giá có rẻ hơn nhưng vẫn phải chấp nhận lấy ngắn nuôi dài. Từ lượng tồn kho trên 400 tấn đến nay trong kho đã giảm đi được gần 50%...".

Ông Nguyễn Văn Đường, Giám đốc HTX chè Thanh Mai cho biết: “Hiện xưởng chè của ông đang cũng tồn đến gần 200 tấn. Để gỡ khó trước mắt, nhiều xưởng chè chấp nhận bán “hòa vốn” hoặc lãi ít cho các công ty, doanh nghiệp lớn trong nước để thu hồi vốn, có tiền chi trả cho bà con. Một số xưởng thì cùng liên kết lại và chia sẻ thị trường cùng nhau, cùng chung nhau xuất khẩu các container chè chất lượng, đồng thời, tìm kiếm đối tác mới, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Xuất khẩu chè cần đi theo hướng VietGAP

Cây chè đang là cây xóa đói, giảm nghèo, là cây trồng chủ lực của hàng chục ngàn hộ dân ở các huyện miền núi. Ngành sản xuất và chế biến chè tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Tại Nghệ An, nhiều vùng chè cho năng suất cao và chất lượng tốt, nổi tiếng trong nước như Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông…

Về hướng lâu dài, để nâng cao giá trị cây chè, nâng thu nhập cho người dân thì cần thiết phải thay đổi tư duy sản xuất. Đó là hình thành các vùng trồng chè theo chuẩn VietGAP
Về hướng lâu dài, để nâng cao giá trị cây chè, nâng thu nhập cho người dân thì cần thiết phải thay đổi tư duy sản xuất. Đó là hình thành các vùng trồng chè theo chuẩn VietGAP

Theo các chuyên gia nông nghiệp, để ổn định và giữ vững thị trường, cần đưa các vùng nguyên liệu trồng chè vào khuôn khổ làm nông nghiệp sạch (VietGAP).

Theo như các chủ xưởng chè ở Thanh Chương chia sẻ, về lâu dài, để nâng cao giá trị cây chè, nâng thu nhập cho người dân thì cần thiết phải thay đổi tư duy sản xuất. Đó là hình thành các vùng trồng chè sạch, theo chuẩn VietGAP, tạo ra vùng nguyên liệu an toàn để nâng cao chất lượng sản phẩm chè xanh, từ đó chế biến chè khô chất lượng, sạch, đáp ứng các tiêu chí khắt khe từ các thị trường lâu nay được xem là khó tính khác như Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... đồng thời, chế biến sâu thành nhiều sản phẩm khác từ chè xanh như: trà túi lọc, bột matcha, trà sữa hòa tan, trà thảo mộc…

Ông Trình Văn Nhã - Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương - cho hay, năm nay ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên thị trường xuất khẩu gặp vô cùng khó khăn. Lượng chè ứ đọng trong dân còn rất nhiều, khiến cả người dân và DN đều không có lãi, ở một số thời điểm còn lỗ.

"Thời gian tới, huyện sẽ hướng tới liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chè, quan tâm đặc biệt tới quy trình sản xuất chè an toàn, có chứng nhận được thị trường thế giới công nhận. Huyện sẽ tích cực kết nối giúp đỡ các DN, cơ sở chế biến chè, nhất là các cơ sở xuất khẩu trực tiếp sang thị trường các nước, để làm sao đẩy nhanh xuất khẩu, thu gom mua chè, đảm bảo cuộc sống ổn định cho bà con…”, ông Nhã nhấn mạnh.

Nhà máy chế biến chè ở Nghệ An
Nhà máy chế biến chè ở Nghệ An

Về hướng lâu dài, để nâng cao giá trị cây chè, nâng thu nhập cho người dân thì cần thiết phải thay đổi tư duy sản xuất. Đó là hình thành các vùng trồng chè theo chuẩn VietGAP, tạo ra vùng nguyên liệu an toàn để nâng cao chất lượng sản phẩm chè xanh, từ đó chế biến chè khô chất lượng, sạch, đáp ứng các tiêu chí khắt khe từ các thị trường khó tính như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... Đồng thời, chế biến sâu thành nhiều sản phẩm khác từ chè xanh như: trà túi lọc, bột matcha, trà sữa hòa tan, trà thảo mộc…

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hiệp hội Chè Việt Nam đã có văn bản kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương cần có những phương án hỗ trợ như: Miễn giảm tiền thuê đất chuyên dùng và không thu đất trồng chè năm 2021 cho các doanh nghiệp, gia hạn khoản nợ cũ và không tính lãi quá hạn, vay vốn mới với lãi suất ưu đãi, không thu thuế giá trị gia tăng (VAT) với chè doanh nghiệp đăng ký để xuất khẩu, giảm thu BHXH và kinh phí công đoàn tại các doanh nghiệp, giảm các lệ phí và kiểm dịch chè xuất khẩu,...

* Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.