Mục tiêu là tạo điểm nhấn thông qua các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và tuân thủ luật pháp về an toàn và vệ sinh lao động, cùng với việc thúc đẩy các chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ và triển khai chủ đề của Tháng hành động ATVSLĐ 1.5-31.5- 2024: "Tăng cường đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng".
Tháng Hành động ATVSLĐ (1.5-31.5 . 2024) với chủ đề “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” đã chính thức khởi đầu vào ngày 26/4 vừa qua cùng với Tháng Công nhân. Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024 được phát động nhằm đẩy mạnh sự quan tâm, thực thi nghiêm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tới các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng. Tạo cao điểm về các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời thúc đẩy các chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ và triển khai chủ đề của Tháng hành động ATVSLĐ năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Ngày 27/03/2024 vừa qua, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về An toàn và Vệ sinh Lao động đã tổ chức một cuộc họp để đồng thuận kế hoạch tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về An toàn và Vệ sinh Lao động (ATVSLĐ) cùng với Tháng Công nhân năm 2024. Theo bà Chu Thị Hạnh, Phó Cục trưởng của Cục An toàn lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tình hình tai nạn lao động trong năm 2023 đã có những cải thiện đáng kể so với năm 2022. Cụ thể, số vụ tai nạn lao động chết người đã giảm 8,06% (662 vụ, giảm 58 vụ), số người thiệt mạng giảm 7,29% (699 người, giảm 50 người), số vụ tai nạn giảm 4,2% (324 vụ), và số người bị tai nạn giảm 4,7% (giảm 370 người). Trong năm 2023, hơn 7.326 trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tai nạn giao thông đã được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Trong đó, có 2.190 trường hợp được hưởng chế độ hàng tháng và 5.136 trường hợp được hưởng chế độ một lần. Các hoạt động tuyên truyền và thông tin về An toàn và Vệ sinh Lao động (ATVSLĐ) đã được tăng cường và đa dạng, từ các phương tiện truyền thống đến hiện đại, nhằm lan tỏa đến người lao động. Hơn 5 triệu người đã được huấn luyện về ATVSLĐ, và hơn 3,5 triệu thiết bị đã được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Công tác thanh tra và kiểm tra về ATVSLĐ cũng được cải thiện và tăng cường. Các tổ chức tư vấn nhằm cải thiện điều kiện ATVSLĐ cho doanh nghiệp và các hộ gia đình cũng đã được thúc đẩy mạnh mẽ, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của người lao động.
Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động cũng chỉ ra một số tồn tại như: Số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại. Năm 2023, trên toàn quốc đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động làm 7.553 người bị nạn, trong đó có 1.720 người bị thương nặng; 662 vụ tai nạn chết người, làm 699 người chết. Tổng chi phí cho tai nạn lao động và thiệt hại tài sản gần 16.357 tỉ đồng ngàn tỉ đồng và hơn 149.770 ngày công, chỉ tính riêng trong khu vực có quan hệ lao động. Bà cũng thông tin: Năm 2024, Tháng Hành động ATVSLĐ (1.5-31.5) chính thức được phát động vào ngày 26,4 cùng với Tháng Công nhân. Chủ đề của Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Trong Tháng Hành động ATVSLĐ sẽ diễn ra nhiều hoạt động ở trung ương, địa phương như: Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ, đối thoại của hội đồng quốc gia và cấp tỉnh về ATVSLĐ, thăm nạn nhân tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tổ chức các hoạt động thanh kiểm tra, tự kiểm tra tại doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động...
Bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐVN - cho biết: Công tác ATVSLĐ trong năm qua đã được các cấp công đoàn quan tâm chủ động, phối hợp với cơ quan chức năng và người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đoàn viên, người lao động trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ.
Theo quy định, việc đảm bảo quyền lợi của người lao động trong môi trường làm việc an toàn và vệ sinh được coi là một ưu tiên hàng đầu, đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Để làm được điều này, việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ, các tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động là vô cùng quan trọng. Cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền cũng cần tích hợp chủ đề an toàn và vệ sinh lao động vào các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương, cũng như các chương trình và dự án liên quan đến lao động, y tế và môi trường. Đồng thời, cần tăng cường sự hợp tác xã hội và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước để thúc đẩy công việc an toàn và vệ sinh lao động. Cải thiện hiệu quả của việc phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là giữa các ngành lao động, y tế và môi trường với các địa phương, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh là cực kỳ quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.