Công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán đất: Quyền lợi và thủ tục cần biết

Việc mua bán đất đai tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý nếu không được thực hiện đúng quy trình. Do đó, việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua bán đất là bước quan trọng nhằm đảm bảo tính pháp lý và bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch. Nếu người dân nắm rõ quyền lợi và thủ tục khi công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán đất dưới đây sẽ giải đáp được vướng mắc thường gặp.

Trường hợp nào phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua bán đất

Căn cứ theo điều 167 luật Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2024), quy định về các giao dịch phải được công chứng, chứng thực, bao gồm: Chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Với trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, theo điều 192 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo thông tư 09/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về hồ sơ đăng ký biến động khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nêu rõ hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng hoặc chứng thực (trừ trường hợp theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013). Trong đó: Hợp đồng mua bán nhà ở thương mại do doanh nghiệp bất động sản thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có giá trị từ 10 tỷ đồng trở xuống (trừ trường hợp do người mù, người câm điếc hoặc người không biết đọc, viết ký kết).

Quyền lợi của việc công chứng, chứng thực hợp đồng

Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua bán đất mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các bên tham gia giao dịch.

Đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng: Hợp đồng được công chứng, chứng thực có giá trị chứng cứ mạnh hơn so với hợp đồng không được công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng giúp đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của nội dung hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật. Hợp đồng được công chứng, chứng thực được coi là bằng chứng không cần tranh cãi trước tòa án, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc giải quyết tranh chấp.

Bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch: Việc công chứng, chứng thực hợp đồng giúp đảm bảo quyền sở hữu, quyền sử dụng đất của các bên tham gia giao dịch.Hợp đồng được công chứng, chứng thực giúp bảo vệ các bên khỏi rủi ro bị lừa đảo, gian dối trong quá trình giao dịch. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, hợp đồng được công chứng, chứng thực sẽ là cơ sở để các bên đưa ra yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật.

Tăng tính minh bạch của giao dịch: Việc công chứng, chứng thực hợp đồng giúp đảm bảo tính minh bạch của giao dịch, hạn chế việc tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch có thể yên tâm thực hiện giao dịch khi biết rằng hợp đồng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Tiết kiệm thời gian và chi phí: Việc công chứng, chứng thực hợp đồng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc giải quyết tranh chấp sau này. Hợp đồng được công chứng, chứng thực giúp các bên thực hiện giao dịch một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Nâng cao uy tín của các bên tham gia giao dịch: Việc công chứng, chứng thực hợp đồng thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của các bên tham gia giao dịch. Hợp đồng được công chứng, chứng thực giúp các bên tạo dựng niềm tin với nhau, từ đó thúc đẩy hợp tác trong tương lai.

Thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán đất

Theo quy định, hồ sơ công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán đất bao gồm: Giấy tờ chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của các bên; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Hợp đồng mua bán đất (bản gốc và 2 bản sao); Giấy tờ khác liên quan theo quy định (nếu có).

Thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán đất được thực hiện theo trình tự sau: Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền; Khai tờ khai yêu cầu công chứng/chứng thực; Thanh toán lệ phí; Đọc lại và xác nhận nội dung hợp đồng trước công chứng viên/cán bộ chứng thực; Ký hợp đồng trước mặt công chứng viên/cán bộ chứng thực;  Nhận hợp đồng đã được công chứng/chứng thực.

Lưu ý, khoản phí công chứng, chứng thực được quy định theo bảng giá dịch vụ công chứng, chứng thực của tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân. Người dân nên tham khảo ý kiến luật sư để đảm bảo hợp đồng mua bán đất được lập hợp pháp, đầy đủ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tùy chọn giữa công chứng và chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, quy định rằng khi chuyển nhượng nhà đất, các bên có quyền lựa chọn giữa công chứng và chứng thực hợp đồng. Quy định này áp dụng cho các giao dịch như: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Tặng cho quyền sử dụng đất; Thế chấp quyền sử dụng đất; Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Giá trị pháp lý khi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng

Đối với chứng thực hợp đồng: Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Đối với công chứng hợp đồng: Theo khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014, hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

Trên thực tế các bên thường lựa chọn công chứng hợp đồng vì có giá trị pháp lý cao hơn và ít rủi ro hơn. Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mua bán đất là biện pháp thiết yếu để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch. Việc thực hiện đúng thủ tục sẽ giúp đảm bảo tính pháp lý và hạn chế tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Nguyễn Tuấn Dũng

Từ khóa: