Đại dịch Covid-19: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp Việt?

Đại dịch Covid-19 đã và đang có những ảnh hưởng hết sức trầm trọng đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng theo những cách thức mà chúng ta chưa từng biết đến, chưa từng có tiền lệ.

Tác động của Covid 19 đến kinh tế thế giới

Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán – Trung Quốc. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".

Đại dịch Covid 19 tác động đồng thời tới toàn bộ các nền kinh tế nhưng theo các cơ chế khác nhau cả về phía cung và phía cầu. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, phân mảnh trầm trọng. Hoạt động kinh tế gần như tê liệt hoàn toàn, đặc biệt với các nền kinh tế có độ mở cao. Nền kinh tế của các quốc gia rơi vào trạng thái suy thoái trầm trọng, thậm chí có thể lớn hơn gấp nhiều lần so với cuộc khủng hoảng năm 2008.

Hiện các quốc gia đều đang đánh giá đại dịch COVID-19 có tác động mạnh đối với kinh tế thế giới. Tất cả đều thống nhất rằng, kinh tế toàn cầu sau đại dịch sẽ rất khác so với trước đây.

Nền kinh tế bị ảnh hưởng theo đại dich Covid
Nền kinh tế bị ảnh hưởng theo đại dich Covid

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng: "Đại dịch COVID-19 sẽ làm thay đổi trật tự thế giới". IMF chỉ ra rằng, COVID-19 là cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây. Mức độ nghiêm trọng đã vượt xa khủng hoảng tài chính 2008, thậm chí vượt cả Đại suy thoái ở Mỹ vào những năm 1930.

Vào tháng 9/2020, chính phủ Mỹ đã cam kết chi hơn 3.000 tỷ USD để giải cứu nền kinh tế. Tuy nhiên, số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ vẫn tiếp tục tăng trong khi các chương trình cứu trợ sắp kết thúc. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ có hơn 30 triệu ca mắc covid 19 và hơn 550 nghìn ca tử vong. Các nền kinh tế lớn tại Mỹ cũng đang lao đao vì dịch COVID-19.

Riêng sức khỏe của nền kinh tế Mỹ là một vấn đề rất lớn. Nền kinh tế Mỹ chiếm khoảng 1/4 GDP toàn cầu. Nếu quy ra USD, GDP của Mỹ trong quý 1-2021 đạt 19,1 ngàn tỉ USD, thấp hơn mức 19,3 ngàn tỉ của quý 4-2020.

Từng là ổ dịch đầu tiên trên thế giới, sau gần hai năm chiến đấu với dịch bệnh, số liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và OECD trong quý đầu năm 2021 cho thấy tác động tiên lục của đại dịch Covid 19 đối với các nền kinh tế trên toàn thế giới và Trung Quốc là nền kinh tế đầu tiên trên thế giới phục hồi sau những tổn thất do Covid 19 gây ra khi chiếm 18,3% GDP so với các nước khác như Hàn Quốc (1,7% GDP), Pháp (1,5% GDP), Mỹ (0,4% GDP).

“Cơ hội” bên trong “thách thức”

Đúng như nhiều cảnh báo ban đầu, quy mô và sự dai dẳng của những tác động từ COVID-19 về kinh tế là không thể lường trước.

Tưởng chừng như là đất nước kiểm soát dịch bệnh tốt nhất khi có số ca nhiễm ít nhất và không có ca tử vong trong suốt 6 tháng đầu năm 2020 kể từ khi xuất hiện dịch bệnh, làm thay đổi hoàn toàn cái nhìn từ các nước bạn, nhận về nhiều đánh giá cao từ các chuyên gia kinh tế nước ngoài. Việt Nam vẫn không trách khỏi những lần bùng dịch trở lại.

Một trong những nơi dường như “hứng trọn” cả bốn lần bùng dịch tại Việt Nam đều “được” gọi tên chính là Đà Nẵng. Trong lần bùng dịch thứ tư, ngành du lịch trọng điểm tại Đà Nẵng gần như bị “hạ đo ván”, dự đoán sẽ phải mất một khoảng thời gian dài để phục hồi kinh tế du lịch tại thành phố này.

Bên cạnh đó, năm 2021 tưởng chừng là một năm đầy hy vọng có thể khôi phục nền kinh tế hậu Covid 19 của cả nước nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thì tối 26/5, thành phố phát hiện 3 ca dương tính đầu tiên liên quan ổ dịch Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng tại Gò Vấp. Trong 6 ngày tiếp theo, số ca dương tính không ngừng tăng lên liên tục, thành phố buộc phải giãn cách theo chỉ thị 16, tập trung tăng cường chống dịch cao độ. Nhờ các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, kịp thời của thành phố, số ca bệnh phát hiện hằng ngày đang có dấu hiệu giảm dần.ovid

Quy mô và sự dai dẳng của những tác động từ COVID-19 về kinh tế là không thể lường trước nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt phát triển và cải thiện năng lực. (ảnh minh hoạ)
Đại dịch Covid 19 xuất hiện đã trở thành “sát thủ vô hình” đẩy nền kinh tế toàn cầu vào giai đoạn mong manh sa lầy, khi mọi hoạt động kinh tế - xã hội, dịch vụ, vui chơi giải trí… kéo theo lực lượng lao động ước tính hơn 3 tỷ người đồng loạt bị ảnh hưởng. Kinh tế thế giới bỗng chốc “bốc hơi” hàng nghìn tỷ USD, kéo theo là nhiều thành quả gây dựng trong nhiều năm “đội nón ra đi”. Doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng vọt. Đồng thời kích hoạt làn sóng vỡ nợ trên phạm vi toàn cầu do vay nợ tiêu dùng quá hạn thanh toán tăng vọt do thất nghiệp.

Quy mô và sự dai dẳng của những tác động từ COVID-19 về kinh tế là không thể lường trước nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt phát triển và cải thiện năng lực. (ảnh minh hoạ)

Đại dịch Covid 19 xuất hiện đã trở thành “sát thủ vô hình” đẩy nền kinh tế toàn cầu vào giai đoạn mong manh sa lầy, khi mọi hoạt động kinh tế - xã hội, dịch vụ, vui chơi giải trí… kéo theo lực lượng lao động ước tính hơn 3 tỷ người đồng loạt bị ảnh hưởng. Kinh tế thế giới bỗng chốc “bốc hơi” hàng nghìn tỷ USD, kéo theo là nhiều thành quả gây dựng trong nhiều năm “đội nón ra đi”. Doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng vọt. Đồng thời kích hoạt làn sóng vỡ nợ trên phạm vi toàn cầu do vay nợ tiêu dùng quá hạn thanh toán tăng vọt do thất nghiệp.

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể thấy được những cơ hội để phát triển và cải thiện năng lực. Việc đẩy lùi được dịch bệnh giúp nước ta trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài, điểm đến tiềm năng, an toàn cho sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư trên thế giới, Giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng là cơ hội để các doanh nghiệp kiểm chứng lại sức chịu đựng và khả năng thích nghi với tình hình mới; tự đánh giá về thực trạng sản xuất kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế cạnh tranh.

Trước bối cảnh khó khăn bởi dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng chuyển hướng đi mới, thực hiện nhiều giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như: đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử; chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ chủ lực; tích cực tìm kiếm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Kim Oanh

Đăng Trung

Từ khóa:
#ha