Đất trồng chè bị thoái hóa và biện pháp khắc phục?

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất. Trên đó, thực vật có khả năng sinh sống, phát triển và tạo ra các giá trị hữu ích cho cuộc sống con người.

Đất trồng được hình thành do quá trình biến đổi của đá dưới các yếu tố như: sinh vật, con người và khí hậu. Mỗi loại đất trồng sẽ có độ phì nhiêu khác nhau do các yếu tố tự nhiên và quá trình cải tạo, canh tác của con người. với các vùng trồng chè lớn ở nước ta như: Lâm Đồng, Thái Nguyên, Phú Thọ, … Người dân trồng cây chè, canh tác trên đất, đặc biệt là đất có độ dốc cao còn thiếu tính bền vững, cho nên nguy cơ đất trồng chè bị thoái hóa là tình trạng dễ bắt gặp trên những vùng trồng chè ở khắp cả nước.

Đất trồng cây chè bị thoái hóa, sói mòi do lạm dụng phân bón vô cơ.
Đất trồng cây chè bị thoái hóa, sói mòi do lạm dụng phân bón vô cơ.
Đất trồng cây chè bị thoái hóa, khô cằn, cây chè kém phát triển do lạm dụng phân bón vô cơ.
Đất trồng cây chè bị thoái hóa, khô cằn, cây chè kém phát triển do lạm dụng phân bón vô cơ.

Trong đất có các trung và vi lượng mà cây chè hiện đang rất thiếu gồm gồm: Magie, Canxi, Silic, lưu huỳnh và các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng như, Bo, kẽm, môlip đen mà trong rất nhiều năm bà con canh tác ít hoặc chưa bổ sung cho đất.

Các giống chè xanh như trung du đã được trồng từ khá lâu, hầu hết trên 50 năm. Đất trồng chè lại chủ yếu là đất đồi dốc, không có hệ thống nước tưới mà chủ yếu dựa vào nước mưa.

Người nông dân canh tác vườn chè thiếu hiểu biết về đặc điểm tính chất đất, lạm dụng các loại phân bón vô cơ với số lượng nhiều và cả tần suất bón.  Khi sử dụng phân bón vô cơ như bón đạm thì người dân thấy búp, lá của cây chè xanh ngay sau vài ngày.  Vì vậy, mà bà con rất “phấn khởi” nhưng đâu ngờ rằng chính Ure (đạm) đó sẽ giết chết hệ vi sinh vật trong đất, dẫn tới đất bị thoái hóa, bạc màu sau này.

Việc sử dụng ure (đạm) tràn lan nhằm để kích thích sự phát triển, nên người dân chạy theo năng suất trước mắt nên lượng bón hàng năm người dân sử dụng để chăm sóc cây chè thường rất cao từ 80 - 100kg urê/sào 360m2 hoặc cá biệt có hộ dân dùng còn nhiều hơn thế. Cứ sau mỗi lần thu hái búp chè người dân lại tiến hành rải phân ure (đạm), với cách bón phân nổi trên bề mặt đất và bón khi trời có mưa, nếu bón đúng đợt mưa vừa thì còn hiệu quả phần nào, còn nếu không gặp trời mưa hoặc mưa to cục bộ thì phân bón bị thăng thiên (bay hơi), và bị rửa trôi theo dòng nước chảy mặt. Cho nên cây chè thông thường chỉ sử dụng được từ 30 - 35% lượng phân mà người nông dân bón xuống đất, từ đó tiềm tàng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người sau này, đồng thời từ đó mà hiệu quả kinh tế không cao.

Việc chăm sóc thiếu cân đối dinh dưỡng trầm trọng nên cây chè sinh trưởng phát triển rất yếu, lá của búp chè rất mỏng manh dẫn đến sức đề kháng sâu bệnh kém nên bị nhiều đối tượng sâu hại tấn công cây chè. Đồng thời lá chè mỏng và tích nước trong búp nhiều nên khi chế biến khô sẽ cần một lượng nguyên liệu nhiều hơn bình thường, làm tăng chi phí sản xuất trên một kg trà khô thành phẩm, đi theo đó là chất lượng trà chưa cao, ít được người tiêu dùng đón nhận, qua đó mà sức cạnh tranh trên thị trường kém, người dân từ đó mà luôn trong bẫy càng làm chè (trà) thì càng vất vả và càng nghèo đi do đất bị thoái hóa, bạc màu.

Ở một số địa phương, người trồng chè cũng sử dụng phân tổng hợp nhưng chủ yếu là các loại phân NPK thông thường chỉ có ba thành phần dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P) và kali (K) còn hầu hết là thiếu các thành phần dinh dưỡng trung và vi lượng. Đây là nguyên nhân chính làm cho cây chè sinh trưởng, phát triển yếu và thường bị nhiễm sâu bệnh khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi.

Một số biện pháp canh tác giúp đất phì nhiêu:

Biện pháp bổ sung phân trùn quế cho đất trồng chè, làm giàu vi sinh vật, cải tạo đất hiệu quả cao, được HTX trà an toàn Phú Đô sử dụng từ 2018 đến nay.
Biện pháp bổ sung phân trùn quế cho đất trồng chè, làm giàu vi sinh vật, cải tạo đất hiệu quả cao, được HTX trà an toàn Phú Đô sử dụng từ 2018 đến nay.
Cuốc rạch, bón phân chuồng ủ hoai mục cho đất, giúp hạn chế rửa trôi và bốc hơi do mưa, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Cuốc rạch, bón phân chuồng ủ hoai mục cho đất, giúp hạn chế rửa trôi và bốc hơi do mưa, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
Biện pháp bổ sung phân chuồng ủ hoai mục với chế phẩm vi sinh cho đất giúp tăng độ phì nhiêu, tạo điều kiện thích hợp cho hệ vi sinh vật đất phát triển tại HTX trà an toàn Phú Đô, Phú Lương, (Thái Nguyên).
Biện pháp bổ sung phân chuồng ủ hoai mục với chế phẩm vi sinh cho đất giúp tăng độ phì nhiêu, tạo điều kiện thích hợp cho hệ vi sinh vật đất phát triển tại HTX trà an toàn Phú Đô, Phú Lương, (Thái Nguyên).
Bổ sung “vàng đen” (than sinh học) cho đất giúp nâng cao hiệu xuất đất lên 220%, từ đó chất lượng, sản lượng, giá trị trà luôn tốt, được nhiều người yêu trà tin dùng.
Bổ sung “vàng đen” (than sinh học) cho đất giúp nâng cao hiệu xuất đất lên 220%, từ đó chất lượng, sản lượng, giá trị trà luôn tốt, được nhiều người yêu trà tin dùng.
Giải pháp dùng thực vật (phân xanh) phủ lên bề mặt đất cùng với một số giải pháp nêu trên giúp ổn định độ PH lý tưởng và duy trì độ ẩm cho đất.
Giải pháp dùng thực vật (phân xanh) phủ lên bề mặt đất cùng với một số giải pháp nêu trên giúp ổn định độ PH lý tưởng và duy trì độ ẩm cho đất.

Biện pháp canh tác thân thiện với đất đã giúp tăng độ phì nhiêu cho đất đó chính là canh tác hữu cơ, sinh thái. Tại mội xã từng là 135, trình độ sản xuất còn thấp, nhưng kể từ khi HTX trà an toàn Phú Đô được thành lập ngày 22/2/2022. Cho đến nay, tư duy canh tác chè của một bộ phận không nhỏ người dân tại xã Phú Đô đã thay đổi tư duy canh tác từ sử dụng phân bón vô cơ sang sử dụng phân bón hữu cơ để tăng hàm lượng mùn, cải tạo đất, qua đó chất lượng, sản lượng, giá trị từ các sản phẩm trà của địa phương không ngừng tăng lên.

Nhờ tiên phong trong canh tác hữu cơ, sinh thái mà các thành viên, hộ liên kết sản xuất với HTX trà an toàn Phú Đô từng bước được nâng cao. Đó là thành quả to lớn của tràng trí thức trẻ, doanh nhân 9x Hoàng Văn Tuấn và người dân tại địa phương hướng đến phát triển xanh.

 Hoàng Tuấn