Tìm hiểu về gốc tích cây chè xã Phú Đô. Theo tư liệu lịch sử nghi chép lại vào năm 1139, vị Tướng lĩnh người Tày Dương Tự Minh đến vùng đất xã Phú Đô, khi ông đến đây đã chọn một vị trí có thế đất rất đẹp, được ví là “đầu rồng” để dừng chân, ngày nay vị trí này thuộc xóm Phú Nam Mới, xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Di tích Đình làng Pháng thờ Tướng lĩnh người Tày Dương Tự Minh được UBND tỉnh Thái Nguyên xếp hạng là di tích lịch sử năm 2018.
Theo lời các cụ cao niên sinh sống tại Phú Đô kể lại, cây chè trung du cổ hay còn gọi là “cây chè ta” thường mọc trong rừng tự nhiên với mật độ thưa thớt, vào những năm đầu của thập niên 1950 những người dân ở miền xuôi đến vùng đất Phú Đô làm kinh tế mới thấy cây chè ta trong rừng mọc tươi tốt nên đem hạt về vườn nhà trồng để lấy lá tươi, lấy nụ, hoa chè đun nước uống hàng ngày. Cho đến ngày nay cùng với quá trình phát triển Phú Đô trồng thêm nhiều giống chè lai ghép mới, có năng xuất, chất lượng cao nâng tổng diện tích chè toàn xã lên trên 700 héc ta.
Vì sao có câu nói “ Thái nguyên đệ nhất danh trà”. Lý giải cho danh tiếng Thái Nguyên đệ nhất danh trà đó chính là độ thơm ngon của trà nơi đây. Trong tất cả các vùng trà Thái Nguyên, riêng trà Tuấn Nhung - Phú Đô có vị ngọt sâu lắng, nhưng nhẹ nhàng, bạn uống và sẽ mai không quên vị tuyệt vời đó. Trà của Tuấn Nhung - Phú Đô có hương vị khác biệt, chất lượng vượt trội hơn hẳn so với những loại trà khác, cho nên TS. Đinh Văn Thành từng nói “chỉ ai nhấp được ngụm trà này mới cảm nhận được...”
Sở dĩ Phú Đô - Phú Lương - Thái Nguyên được mệnh danh là "Đệ nhất danh trà" là bởi nó mang một hương vị đặc trưng khiến người yêu trà, sành trà không thể nhầm lẫn. Hương vị ấy là cái vị chát dịu nhẹ nhàng khi mới uống nhưng lại đọng ngọt đậm sâu kéo dài trong vị giác của người thưởng thức.
Theo người dân bản địa có tuổi, khi đã quen hương vị trà Tuấn Nhung rồi sẽ thấy cái vị chát nhẹ ban đầu nhưng sau lại ngọt hậu sâu lắng ấy nó mới là món quà vô giá mà Trời, đất - nước - người Phú Đô giành tặng cho thực khách.
Đặc biệt,Trà Tuấn Nhung còn vương lại mùi hương thơm tự nhiên không kém sự nồng nàn, lan tỏa nhẹ nhàng, sâu tận lõi từng cánh trà ngay từ lúc mới pha trà và đượm mãi đến tận trái tim người thưởng trà khắp mọi nơi trên thế giới.
Cùng quan sát màu nước trà khi pha sẽ có màu xanh, vàng nhẹ hoà quyện với nhau tạo nên màu sắc thái của sự tự nhiên và quý giá, nó vừa thanh mát vừa hấp dẫn người thưởng trà từ ánh nhìn đầu tiên.
Hoàng Tuấn/VPTB