GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG MẤT TẬP TRUNG KHI LÀM VIỆC
Để hoàn thành công việc, người lao động luôn cần đến sự tập trung cao độ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố xung quanh khiến họ dễ đánh mất đi khả năng tập trung khiến công việc trì trệ, dễ phạm sai sót. Đây là điều mà người lao động ở bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể gặp phải.
Mọi người đều biết tác dụng của sự tập trung đối với công việc. Những người có khả năng tập trung sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn và đạt chất lượng cao. Đơn giản vì khi tập trung họ có thể điều hướng mọi nguồn lực tinh thần của mình vào công việc mà không bị phân tâm. Nhờ đó hiệu quả xử lý công việc cao, ít phạm sai sót và hạn chế các rủi ro.
Trong công việc, sự tập trung là điều cần thiết với bất cứ nhóm lao động nào. Dù là lao động chân tay hay người làm việc trí óc, việc duy trì và kiểm soát sự tập trung được đánh giá là “chìa khóa” mang đến sự thành công. Điều này rất quan trọng khi khối lượng công việc tăng lên đột biến như các tháng cuối năm. Lúc này người lao động cần sự cẩn thận, kỹ lưỡng và tập trung cao độ để hoàn thành công việc. Chỉ cần một chút phân tâm, họ có thể sẽ phải mang việc về nhà hoặc tăng ca để đạt chỉ tiêu công việc đề ra.
Dù ý thức được tầm quan trọng của sự tập trung nhưng thực tế cho thấy, số người có thể duy trì sự tập trung cao độ trong một khoảng thời gian nhất định. Trung bình một nhân viên làm việc trí óc bị mất tập trung cứ mỗi 11 phút làm việc và họ cần trung bình tới 25 phút để có thể tập trung trở lại.
Điều này cho thấy, hầu hết chúng ta đều khó có thể duy trì sự tập trung trong thời gian dài hoặc chưa thể khai thác hết khả năng tập trung của mình. Vì thế, hệ lụy xảy đến là công việc trì trệ, nhiệm vụ chỉ hoàn thành khi sắp đến hạn, thậm chí là quá hạn được giao.
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất tập trung như ôm đồm quá nhiều công việc, mạng xã hội, các mối quan hệ cá nhân, tình trạng mất ngủ, suy nhược cơ thể… Sự tác động này khiến mỗi người không bao giờ dành trọn vẹn 100% sự tập trung của mình cho các nhiệm vụ quan trọng. Nhiều người lao động bày tỏ, sự thiếu tập trung tác động trực tiếp đến năng suất làm việc của họ, dù đó là công việc chân tay hay công việc trí thức, bàn giấy.
Trần Phương (31 tuổi, nhân viên kế toán tại Hà Nội) chia sẻ, công việc chính là kế toán thuế nhưng cô kiêm nhiệm gần như tất cả các công việc liên quan đến ghi chép, lưu trữ sổ sách kế toán, tài khoản và các báo cáo tài chính của công ty. Càng về cuối năm, khối lượng công việc càng nhiều, cô phải mang việc về nhà để hoàn thành đúng tiến độ.
Cô thừa nhận, nhược điểm lớn nhất của bản thân là mất tập trung. Vì làm quá nhiều việc một lúc, cộng thêm sổ sách, báo cáo rồi email nên cô thường không dành trọn được 100% sự tập trung cho công việc. Trong khi đó đặc thù nghề kế toán đòi hỏi sự cẩn trọng và chính xác gần như tuyệt đối.
Tình trạng mất tập trung cũng là vấn đề đau đầu mà Nguyễn Lâm (33 tuổi, nhân viên đóng gói hàng hóa) đang gặp phải. Anh Lâm chia sẻ, công việc của anh là đóng gói hàng hóa và gửi cho bên vận chuyển. KPI của anh rất rõ ràng, mỗi ngày phải đóng 100 - 150 gói hàng và chuyển đến đơn vị vận chuyển. Công việc này yêu cầu sự chính xác và cẩn thận, nếu mất tập trung sẽ dẫn đến tình trạng đóng nhầm hàng, dán sai thông tin và gửi sai sản phẩm cho khách hàng.
Anh Lâm bộc bạch, công việc không thiên về trí óc nhưng do ngồi một chỗ quá lâu, lại ảnh hưởng bởi điện thoại, mạng xã hội nên anh bị phân tâm rất nhiều. “Nếu tập trung làm việc liên tục thì không sao nhưng mỗi lần cầm điện thoại tôi lại bị cuốn vào lơ đễnh, không thể tập trung cho công việc. Chưa kể nhiều khi áp lực, mấy anh em lại rủ nhau tụ tập trà đá khiến công việc bị trì trệ. Thú thật, nhiều hôm tôi phải ở lại kho đến 9, 10 giờ đêm để đóng gói cho xong số lượng hàng được giao”, anh Lâm chia sẻ thêm.
Hiểu rõ ảnh hưởng của sự tập trung đối với công việc đang làm, anh Lâm và chị Phương cũng như nhiều người lao động khác đều đang cố gắng tìm kiếm nhiều giải pháp để cải thiện, nâng cao khả năng tập trung. Ngoài việc lên kế hoạch công việc chi tiết, ngủ đủ giấc và tránh xa các thú vui tiêu khiển từ điện thoại, cả hai người đều ưu tiên tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ thông qua các loại thức uống mang đến sự tỉnh táo và tập trung. Chân ái mà hai người cùng lựa chọn là nước tăng lực Number 1.
Theo anh Lâm, nước tăng lực Number 1 có hương vị dễ uống, nạp năng lượng nhanh và tỉnh táo tức thì, rất phù hợp với người lao động chân tay như anh. Còn với chị Phương, điểm cộng chị dành cho sản phẩm này là bảng thành phần và sự tiện lợi khi sử dụng. Mỗi ngày đi làm chị đều mang theo một chai Number 1 và sử dụng kèm với đá lạnh để tăng sự tập trung.
Nước tăng lực Number 1 không phải là sản phẩm xa lạ với người tiêu dùng Việt. Hơn hai thập kỷ có mặt trên thị trường, sản phẩm này vẫn giữ vị thế vững chắc trong phân khúc thức uống bổ sung năng lượng. Sự ưu ái mà người tiêu dùng dành cho Number 1 không chỉ đến từ khả năng nạp nhanh năng lượng, tỉnh táo tức thì mà còn từ công nghệ sản xuất. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic hiện đại, không màu và không chất bảo quản.
Áp lực và thử thách trong công việc là điều khó tránh khỏi, dù chúng ta làm bất kỳ công việc hay ngành nghề nào. Điều quan trọng là mỗi người biết tận dụng các giải pháp hỗ trợ bổ sung năng lượng, duy trì tỉnh táo một cách hiệu quả, từ đó gia tăng sự tập trung khi làm việc và đảm bảo hiệu suất lao động ở mức tối đa.