Theo đó, Tại phiên họp bế mạc Kỳ họp thứ 9 HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI (ngày 09/12/2022), các đại biểu HĐND thành phố đã biểu quyết nhất trí thông qua 35 nghị quyết, trong đó: Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 148/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND thành phố quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển (gọi tắt là phí hạ tầng cảng biển) Hải Phòng.
Đây là một trong những giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ tăng tốc đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động cảng biển, logistics trong năm 2023. Khuyến khích, tạo điều kiện và thu hút các hãng vận tải biển lớn, các doanh nghiệp logistics có thương hiệu, uy tín vào thành phố.
Kể từ ngày 1/1/2023, Nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành và UBND TP. Hải Phòng được giao chỉ đạo các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Chính sách này góp phần giúp các doanh nghiệp giảm nhiều áp lực về chi phí.
Hải Phòng là 1 trong 2 địa phương thu phí hạ tầng cảng biển đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu và quá cảnh qua cảng biển; trong đó: TP Hải Phòng áp dụng từ năm 2017 và TP HCM áp dụng từ ngày 1/4/2022.
Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, các quy định này sẽ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cho vận tải đường thủy. Vì tổng đầu tư cho đường thủy nội địa chỉ chiếm khoảng 2% tổng đầu tư cho ngành GTVT, nhưng vận tải thủy và luân chuyển hàng hóa của đường thủy chiếm khoảng 20%. Như vậy thực ra vận tải thủy sử dụng lợi thế tự nhiên, không phải nhận được ưu tiên đầu tư.