Hòa Bình: Xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc chung tay xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Xây dựng Nông thôn mới (NTM) có điểm đầu không có điểm kết thúc, ngay sau khi về đích NTM, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân UBND xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã tiếp tục nỗ lực, chủ động không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao, trở thành một điểm sáng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

Trụ sở các cơ quan cấp phường Tân Hòa khang trang sạch đẹp.
Trụ sở các cơ quan xã Cao Sơn khang trang sạch đẹp. Ảnh: Phi Long.

Cao Sơn là một trong những xã vùng thấp của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Là xã có vị trí tương đối thuận lợi hơn các xã khác trên địa bàn huyện để phát triển kinh tế - xã hội, xã Cao Sơn nằm cách trung tâm huyện và Thị trấn Đà Bắc 08 km về phía Tây  với vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp xã Hiền Lương và Thị trấn Đà Bắc; phía Tây giáp xã Trung Thành, huyện Đà Bắc; phía Nam giáp xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, phía Bắc giáp xã Tân Minh, huyện Đà Bắc.

Trong đó, tổng diện tích đất tự nhiên của xã Cao Sơn là 5.041,19 ha; xã gồm 9 xóm; dân số của xã là: 1.113 hộ; với 4431 nhân khẩu. Trên địa bàn xã có tuyến Tỉnh lộ ĐT 433 nối trung tâm xã với Thị trấn Đà Bắc và Thành phố Hòa Bình, đồng thời thông suốt với các xã vùng trên của huyện. Với vị trí địa lý như trên, xã Cao Sơn có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các xã trong và ngoài huyện. Do kiến tạo địa chất xã Cao Sơn có trên  90% diện tích là đồi núi, có địa hình chia cắt, phức tạp, độ dốc cao. Địa hình như vậy ảnh hưởng rất lớn tới việc bố trí sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng,  đặc biệt là hệ thống giao thông trên địa bàn xã.Tuy nhiên với địa hình đồi núi tạo thành nhiều nơi sông suối, có phong cảnh đẹp lại thuận lợi cho phát triển Du lịch cộng đồng.

Cùng với đó, từ khi thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nâng cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cao Sơn xác định đây là trách nhiệm rất nặng nề của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phải quyết tâm thực hiện hoàn thành trong giai đoạn 2011-2020. 

Nhận thấy việc xây dựng Nông thôn mới là một vấn đề lớn có tính chất chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ta nói chung và xã Cao Sơn nói riêng nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, được đầu tư trong nhiều năm và đã phát huy hiệu quả, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh; đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới của huyện. Từ đó, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới được triển khai kịp thời từ trong nội bộ Đảng ra đến quần chúng nhân dân, tạo ý thức và sự đồng thuận cao trong nhân dân với vai trò là chủ thể cùng với Đảng bộ, chính quyền chung tay xây dựng Nông thôn mới.

Bên cạnh đó, kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã Cao Sơn về công tác chỉ đạo Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của xã đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện để triển khai thực hiện, nắm chắc tình hình thực tế của địa phương. Bộ máy chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới từ xã đến các thôn, xóm đã được thành lập, kiện toàn và hoạt động theo quy định, cụ thể: xã có 01 Ban chỉ đạo, 01 Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới xã; 9/9 xóm có ban phát triển thôn.

Về công tác điều hành Ban Quản lý xây dựng Nông thôn mới xã căn cứ vào nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch cho từng năm, chương trình công tác, xây dựng phương án lập quy hoạch xây dựng Nông thôn mới theo bộ  tiêu chí xây dựng Nông thôn mới của tỉnh để chỉ đạo, điều hành. Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn đều đã ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thành lập tổ giúp việc ban quản lý để chỉ đạo triển khai thực hiện thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Đặc biệt, về công tác truyền thông Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng Nông thôn mới nâng cao xã Cao Sơn tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước gắn với xây dựng Nông thôn mới. Công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới luôn được quan tâm. Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể như: Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành đoàn thể, tổ chức định kỳ hàng tháng lồng ghép với cuộc họp sinh hoạt tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới cho hội viên thành viên của mình để làm nòng cốt tuyên truyền và vận động nhân dân; Ban văn hoá xã đã tổ chức tuyên truyền trên 200 đợt trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở tất cả các chủ trương, chính sách của nhà nước, các nội dung, công việc liên quan đến xây dựng NTM.

Tiếp đó, công tác tuyên truyền đều được quán triệt, phổ biến rộng rãi thông qua các hội nghị của xã, của xóm; qua hệ thống loa truyền thanh; qua các buổi sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. tuyên truyền, phản ánh kịp thời các thông tin về công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, tiếp tục triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phát động thi đua “Xã Cao Sơn  chung sức xây dựng nông thôn mới”; tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới như: vận động nhân dân hiến đất, góp tiền, góp ngày công lao động để xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương; phát động phong trào “Nhà sạch - Vườn đẹp - Môi trường trong lành - Ngõ xóm văn minh”. Từ hiệu quả của việc tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn toàn đã hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng Nông thôn mới, từ đó tham gia một cách tự nguyện, tự giác hơn.

Về công tác đào tạo, tập huấn giai đoạn 2016 - 2021 kết hợp với các Chương trình dự án đã mở được 8 lớp đào tạo nghề ngắn hạn như: chăn nuôi bò, chăn nuôi Gà, Vịt, nuôi Ong mật, Trồng cây có múi...với khoảng trên 350 học viên tham gia; về tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đã mở được 15 lớp với khoảng 600 số lượt học viên tham gia. Nội dung chủ yếu là chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi; cử 18 cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do huyện, tỉnh mở. 6 tháng đầu năm 2021, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19 nên không bố trí đượ các lớp tập huấn trực tiếp cho bà con nhân dân mà chủ yếu tuyên truyền qua các hình thức như loa truyền thanh, các trang mạng xã hội.

Trong công tác phát triển sản xuất nông nghiệp xã đã chỉ đạo định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, bước đầu có hiệu quả kinh tế cao như sản xuất nông nghiệp. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất đã được các cấp quan tâm đầu tư, trong 6 năm (2015-2021) đã tiếp nhận và triển khai thực hiện 07 mô hình gồm: Mô hình trồng cây ăn quả có múi; mô hình trồng Lúa nước; mô hình trồng Ngô biến đổi gen; mô hình trồng cây Chè; mô hình chăn nuôi Gà thịt; mô hình nuôi Ong mật; Mô hình sử dụng thảo dược trong chăn nuôi gà theo hướng sản phẩm OCOP... các mô hình đã góp phần thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật của nhân dân vào phát triển sản xuất. Củng cố và khuyến khích phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn xã.

Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn với lợi thế là địa bàn có Tỉnh lộ ĐT 433 chạy qua, cùng với sự phát triển của du lịch công đồng homestay trên địa bàn xã những năm gần đay, vì vậy các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực. Trên địa bàn xã có 36 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ (đã ký cam kết và đăng ký kinh doanh), nhiều điểm bán hàng nông sản của người dân dọc theo tuyến tỉnh lộ, tự thành lập các tổ thợ xây dựng trong cộng đồng dân cư. Các ngành nghề tuy mới bắt đầu phát triển nhưng đã góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân trong những năm qua với những chủ trương, chính sách của cấp trên, sự định hướng, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cùng với sự cố gắng, quyết tâm của nhân dân trong xã. Kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt với sự áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, nắm bắt thị trường, thu nhập của người dân trong xã ngày càng được tăng lên. Năm 2011 mức thu nhập bình quân đạt 11,3 triệu đồng/người/năm; năm 2015 mức thu nhập bình quân đạt 19,6 triệu đồng/người/năm; năm 2020 mức thu nhập bình quân đạt 36 triệu đồng/người/năm... Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn Nông thôn mới theo quy định là 19/19 tiêu chí, đạt 100%, cụ thể từng năm như sau. Năm 2011 khảo sát đánh giá đạt 3/19 tiêu chí; năm 2015 đạt 13/19 tiêu chí; năm 2020 xã đạt 18/19 tiêu chí; 6 tháng đầu năm 2021 đạt 19/19 tiêu chí.

Tiếp tục mở rộng và phát triển các mô hình sản xuất; các mô hình cây ăn quả gắn với cải tạo vườn tạp; các mô hình cải tạo, phát triển chăn nuôi, đặc biệt chú trọng phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở thuận lợi về phong cảnh đẹp do điều kiện tự nhiên đem lại. Các đơn vị tích cực triển khai thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả để nhân rộng. Triển khai kế hoạch thực hiện hỗ trợ xây dựng và phát triển các mô hình nông nghiệp; Công tác xóa đói giảm nghèo của xã được quan tâm đặc biệt,  tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 của xã: 11,50 %.

ông Định Văn Thụ - Chủ tịch UBND xã Cao Sơn trao đổi với phóng viên về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã trong những năm qua. Ảnh: Phi Long.
Ông Định Văn Thụ - Chủ tịch UBND xã Cao Sơn trao đổi với phóng viên về Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã trong những năm qua. Ảnh: Phi Long.

Trao đổi với phóng viên, ông Định Văn Thụ - Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: “Để làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Nông thôn mới trong thời điểm hiện nay cần phải có sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị xã. Lấy xóm làm địa bàn, lấy nhân dân làm chủ thể xây dựng Nông thôn mới. Cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thụ động trong triển khai thực hiện.Việc xây dựng nông thôn mới phải được tiến hành công khai, dân chủ, có sự bàn bạc, thống nhất trong nhân dân. Xác đinh rõ xây dựng Nông thôn mới không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải tạo được sự chuyển biến trong tư duy, nhận thức, tập quán sản xuất, nếp sống sinh hoạt của mỗi gia đình theo hướng văn mình nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Huy động sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể cùng với sự tham gia tích cực của nhân dân để thực hiện thành công chương trình. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phải đồng bộ từ xã đến xóm, xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể. Huy động, khuyến khích nhân dân cùng tham gia đóng góp công sức, tiền của để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, làm tốt công tác vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn cùng tham gia góp công, góp của xây dựng Nông thôn mới”.

Hòa Bình: Xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc chung tay xây dựng Nông thôn mới nâng cao - Ảnh 1
Hòa Bình: Xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc chung tay xây dựng Nông thôn mới nâng cao - Ảnh 2
Trên địa bàn xã Cao Sơn tại khu suối Láo, xóm Rằng có một số hộ dân ngang nhiên chiếm lòng suối từ tháng 10/2022 đến nay để xây dựng nhà trái phép. Ông Đinh Văn Thụ - Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho hay: Việc ngăn chặn hộ gia đình ông Chu Văn Tý, UBND xã Cao Sơn đã có Báo cáo số 93/BC-UBND, ngày 26/10/2022 gửi UBND huyện Đà Bắc và Phòng TN&MT xin ý kiến về tình hình sử dụng đất của ông Chu Văn Tý.
Trên địa bàn xã Cao Sơn tại khu suối Láo, xóm Rằng có một số hộ dân ngang nhiên chiếm lòng suối từ tháng 10/2022 đến nay để xây dựng nhà trái phép.Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Văn Thụ - Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Việc ngăn chặn một số hộ dân, UBND xã Cao Sơn đã có báo cáo gửi UBND huyện Đà Bắc và Phòng TN&MT xin ý kiến về tình hình sử dụng đất của các hộ dân tại đây. Ảnh: Phi Long.

Về kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới, ông Thụ cho biết thêm quan điểm Ban chỉ đạo và ban quản lý xây dựng Nông thôn mới xã Cao Sơn quyết tâm huy động mọi nguồn lực trên địa bàn xã để thực hiện và hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới, quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, nhân rộng các mô hình sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, mở các cuộc vận động tuyên truyền về Nông thôn mới đến người dân với phương trâm, cán bộ và nhân dân xã Cao Sơn đoàn kết quyết tâm xây dựng Nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội đưa xã Cao Sơn lên một tầm cao mới. Mục tiêu hoàn thiện các tiêu chí theo bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, giải quyết việc làm tại địa phương nâng cao thu nhập, nhân rộng hình thức tổ chức sản xuất tập chung đẩy mạnh công tác sản xuất nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa nông sản, thu hút mọi nguồn vốn tạo công ăn việc làm giúp nhân dân có cuộc sống mới ấm no hạnh phúc.

PHI LONG/ VPTB