Tại tỉnh Thái Nguyên, việc ứng dụng số trong phát triển nông nghiệp đặc biệt là sản xuất chè đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương. Đặc biệt là chuyển đổi số trong chương trình xây dựng Nông thôn mới.
Nhật ký sản xuất FaceFarm giúp người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua mã QR, giúp các HTX trong việc bảo vệ thương hiệu, uy tín, bảo vệ sản phẩm và quyền lợi người tiêu dùng. Trước khi đưa ra thị trường thì nhà sản xuất sẽ gắn mã QR Code cho từng sản phẩm trà. Khách hàng có thể dùng các app có tính năng quét (zalo, viber, wechat…) để quét mã QR truy xuất nguồn gốc của sản phẩm một cách nhanh chóng, tiện lợi và với tính chính xác cao.
Khi khách hàng quét mã QR được gắn trên sản phẩm trà thì nhật ký sản xuất FaceFarm sẽ hiển thị chi tiết đến từng thửa đất trồng chè cuả nông trại trên google map. Qua đó Hợp tác xã dễ dàng quản lý sản xuất và khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm trà qua tọa độ trên bản đồ số với độ chính xác cao.
Thông tin về quá trình sử dụng nông dược được cập nhật dựa trên dữ liệu của phần mềm, danh mục thuốc bảo vệ thực vật của Cục Bảo vệ thực vật (PPD). Khi tạo một kế hoạch hay nhận ký sản xuất, thì Facefarm đều cập nhât chính xác về liều lượng, cách sử dụng,... của nông dược được sử dụng trên nương chè.
Hiện sản phẩm trà hữu cơ của HTX trà an toàn Phú Đô với 5 dòng sản phẩm và 11 loại trà được bán trực tiếp tại nông trại và qua các kênh thương mại điện tử, khách hàng có thể tìm kiếm thông tin trên google và với mỗi sản phẩm trà đều được gắn nhãn và mã QR trước khi đưa ra thị trường đảm bảo uy tín, chất lượng./.
Hoàng Tuấn/VPTB