Hưng Yên: Phát triển nghề làm trà hoa cúc khô truyền thống 

Cúc chi Hưng Yên hay còn gọi là cúc Tiến vua là loài hoa cúc nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên, quyến rũ. Ẩn sâu trong mỗi bông cúc chi nhỏ bé là khả năng làm dịu, thư giãn đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa cho cơ thể. Trà cúc chi đem đến hương thơm ngọt ngào, đặc trưng và không thể nhầm lẫn với các loài cúc khác.

 Hưng Yên: Phát triển nghề làm trà hoa cúc khô truyền thống  - Ảnh 1

Không chỉ nổi tiếng bởi những vườn cúc chi mỗi khi Tết đến, thôn Nghĩa Trai (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) còn được biết đến hàng trăm năm nay với nghề làm thuốc nam, đặc biệt là dược liệu từ hoa cúc sấy khô, đặc sản nổi tiếng của vùng đất Phố Hiến. Cúc chi Hưng Yên có hương thơm ngọt ngào, đặc trưng, được sử dụng trong y học cổ truyền để bồi bổ sức khỏe và làm dịu một số triệu chứng bệnh thông thường hoặc để làm trà hoa cúc. Sản phẩm hoa cúc sấy khô của Nghĩa Trai hiện đã được xuất bán khắp cả nước.

Theo đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, dùng được cho cả trẻ em và người già, không độc. Trà hoa cúc có tác dụng thư giãn cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa và giảm căng thẳng. Theo các chuyên gia, trà hoa cúc còn có tác dụng đặc biệt trong việc làm giảm chứng mất ngủ và lo lắng vào ban đêm.

Hoa cúc để làm trà tốt nhất là khi vừa nở, không còn nụ và cũng chưa kịp tàn. Cúc chi sau khi thu hoạch được hái về, để ráo sương và sấy lạnh, vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa giữ được các chất trong hoa, vừa giữ màu của hoa.

Theo kể lại, cúc chi ở làng Nghĩa Trai bông tròn, nở đẹp, nên còn được gọi là kim cúc, hoàng cúc, cúc hoa vàng… và xưa kia được dâng lên nhà vua cho nên được gọi là cúc Tiến vua.
Theo kể lại, cúc chi ở làng Nghĩa Trai bông tròn, nở đẹp, nên còn được gọi là kim cúc, hoàng cúc, cúc hoa vàng… và xưa kia được dâng lên nhà vua cho nên được gọi là cúc Tiến vua.

Bên cạnh đó, việc hái cúc cũng là vấn đề quan tâm và chú ý nhất. Khi hoa nở được khoảng 80% trở lên là hái được, còn hoa đã nở bung hết sẽ phải hái nhanh trong 2-3 ngày, nếu không hoa sẽ tàn và mất đi tính dược liệu vốn có. Đặc biệt, người hái bắt buộc phải hái từng bông một, không đc để lại cuống hoa và lựa đứng sao cho không làm gãy cành vì vẫn còn nhiều nụ hoa chưa nở. Để đảm bảo hoa đạt yêu cầu, mỗi gia đình trồng cúc chi đều phải thuê người hái hoa khi đến mùa thu hoạch.

Lương y Đỗ An Ngợi - người làng Nghĩa Trai cho biết, trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát da, má gan, giảm mỡ bụng... Trà hoa cúc thường được uống kèm với mật ong, cỏ ngọt hoặc một loại đặc sản khác của Hưng Yên là long nhãn, tạo nên vị ngọt, mát quyện với mùi thơm hơi hăng hắc của hoa cúc, khiến ai đã thử một lần rồi đều lưu luyến không quên.

Cách pha Trà hoa cúc Tiến vua ngon

Để có một ấm trà hoa cúc ngon đầu tiên phải chọn hoa cúc loại ngon, nên chọn loại nụ khô ráo, bông hoa đồng đều không bị giập nát, không ẩm mốc, sâu bệnh.
Để có một ấm trà hoa cúc ngon đầu tiên phải chọn hoa cúc loại ngon, nên chọn loại nụ khô ráo, bông hoa đồng đều không bị giập nát, không ẩm mốc, sâu bệnh.

Cúc Tiến vua rất dễ uống, mỗi lần chỉ cần pha 5-7 bông với khoảng 200 ml nước, đợi 3 - 5 phút là có thể thưởng thức hãm cùng mật ong hoặc đường phèn, cầu kỳ hơn có thể hãm hoa cùng kỷ tử với táo đỏ sẽ rất bổ dưỡng.

Ngoài cách thưởng thức trà hoa cúc độc vị hoặc dùng kết hợp với các loại trà khác để tăng thêm hương vị như dùng kèm Mật ong, Trà nụ nhài, Trà lá sen, Kỷ tử, Cam thảo…

Trà hoa cúc mật ong thì khi trà đã ngấm cho thêm chút mật ong tự nhiên, khuấy đều. Ly trà cúc mật ong màu đẹp, vàng sánh, thơm tinh khiết làm ấm cơ thể, xua tan căng thẳng, ngủ sâu.

Trà hoa cúc cam thảo thì dùng 5-7 bông hoa kim cúc, 5g cam thảo, 2 thìa đường phèn cho vào nước sôi và đun nhỏ lửa 5 phút thì bắc xuống, lọc bã, lấy nước. Có thể uống khi trà ấm, hoặc để nguội cho vào chai giữ lạnh uống dần để thanh nhiệt, bổ gan, sáng mắt và quan trọng là giảm cân mà vẫn ăn ngủ tốt.

Dinh Dinh