Kỹ thuật chăm bón cây chè phía Bắc đúng cách

Người trồng chè các tỉnh miền núi phía Bắc đã và đang sản xuất ra nguyên liệu cho món đồ uống hấp dẫn hàng chục triệu người, góp phần hình thành văn hóa trà độc đáo của người Việt Nam. Nhưng không ít nhà nông vẫn chưa chú ý đúng mức đến việc “thết đãi” cây chè “thức ăn” gì, trong khi một số dinh dưỡng cần thiết trong đất đang cạn dần sau hàng chục năm khai thác.

Bón phân cân đối và hợp lý cho cây chè xanh ở miền núi phía Bắc
Bón phân cân đối và hợp lý cho cây chè xanh ở miền núi phía Bắc

Các nhà khoa học đã xác định, trung bình để đạt 2 tấn chè búp khô/ha, cây chè lấy đi khoảng 80kg N, 40kg P2O5, 30kg K2O, 8kg MgO, 16kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), Môlípđen (Mo)...

Nếu năng suất 3 tấn chè búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần, đặc biệt các chất trung lượng như ma nhê, canxi và các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen... cây chè cần rất nhiều.

Qua phân tích hóa lý tính đất trồng chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy đại bộ phận là đất dốc, tầng đất canh tác mỏng 50 - 70cm. Mùa mưa đất đai bị rửa trôi, xói mòn, mùa khô cây chè gặp hạn trầm trọng; hơn nữa, nông dân ít sử dụng phân hữu cơ mà chủ yếu bón các loại phân giúp cho chè xanh ngay nên thường chỉ bón phân đạm và kali.

Bón nhiều đạm làm búp chè tích nước, lá mỏng, nhanh thu hái nhưng cây chóng cỗi, sâu bệnh nhiều; nhất là nhện đỏ và bệnh phồng lá. Đó là những nguyên nhân chính làm giảm năng suất, chất lượng chè búp.

Phân lân nung chảy Văn Điển được phối hợp tinh tế 3 loại quặng: Apatit, Secpentyl, sa thạch, với công nghệ nung chảy ở nhiệt độ 1450 độ C và làm lạnh đột ngột đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15 - 19%, MgO 15 - 18% ,SiO2 24 - 32%, CaO 28 - 34% và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… giàu chất kiềm và kiềm thổ nên là loại phân bón có tính kiềm tiềm tăng.

Vì vậy, chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan và phóng thích ra các ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng.

Kết hợp với các chất đạm, kali và các nguyên tố vi lượng để sản xuất ra các sản phẩm phân đa yếu tố NPK 5:10:3 chuyên bón lót và đa yếu tố NPK chuyên bón thúc cho chè kinh doanh: Công thức 16.8.8 hoặc 16.8.4 với tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 58 - 64%.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển, ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P2O5, K2O), các chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S…) còn có các chất vi lượng như Cu, Mn, Bo, Co, Mo, Zn... rất cần thiết cho sự phát triển của cây chè mà các loại phân bón khác không có; giúp cho cây sinh trưởng phát triển khỏe, búp lên đều, năng suất và chất lượng búp tăng, phát triển cân đối về bộ rễ, thân lá và mật độ búp; đặc biệt tỷ lệ búp mù xoè giảm đi rất nhiều. Ngoài ra còn giúp cây chè tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.

Di Linh (t/h)