Loài cá đối mục nên được cho ăn thức ăn đảm bảo 30% hàm lượng đạm

Căn cứ vào kết quả thí nghiệm, các nhà nghiên cứu kết luận rằng thức ăn có chứa 30% protein thô dùng để nuôi cá đối mục trong ao nước mặn là khả thi về mặt kinh tế.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Giáo dục Nghề cá Trung ương Ấn Độ (Central Institute of Fisheries Education - CIFE) đã tiến hành một thí nghiệm trong 60 ngày để làm rõ tác dụng của các mức protein khác nhau đến tăng trưởng và các enzym biến dưỡng của cá đối mục giống (Mugil cephalus) được nuôi bằng nước mặn trong nội địa.

Có 6 nghiệm thức thức ăn có cùng mức năng lượng (16 MJ/kg), cùng hàm lượng chất béo (6%), với hàm lượng protein thô lần lượt là 24%, 26%, 28%, 30%, 32%, 34%, mỗi nghiệm thức lập lại 03 lần.

Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ tăng trọng (%), tốc độ tăng trưởng đặc biệt, hiệu quả sử dụng protein, hiệu quả thức ăn và tỷ lệ RNA:DNA cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,5) ở các nghiệm thức thức ăn chứa 30%, 32% protein. Lượng thức ăn tiêu thụ, lượng chất béo (nguyên con), giá trị của chỉ số khối lượng gan cá/khối lượng cá (HSI, %) và lượng glycogen trong gan của cá ở nghiệm thức 24% protein cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (p < 0,5).

Theo m&ocirc;̣t nghi&ecirc;n cứu mới nh&acirc;́t, cá đ&ocirc;́i mục n&ecirc;n được cho ăn thức ăn có chứa 30% đạm đ&ecirc;̉ đạt được các k&ecirc;́t quả t&ocirc;́t nh&acirc;́t cho tăng trưởng và bi&ecirc;́n dưỡng.
Theo một nghiên cứu mới nhất, cá đối mục nên được cho ăn thức ăn có chứa 30% đạm để đạt được các kết quả tốt nhất cho tăng trưởng và biến dưỡng.

Về các enzyme biến dưỡng, các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng hoạt động của các enzyme transaminase và malate dehydrogenase được nâng cao ở cá ăn thức ăn chứa 34% protein. Hoạt động của protease tăng theo khi hàm lượng protein thô trong thức ăn tăng, nhưng hoạt động của amylase biến động theo chiều ngược lại.

Sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,5) giữa các nghiệm thức về enzyme lactate dehydrogenase, enzyme stress oxy hóa, các thông số máu, áp lực thẩm thấu hữu dụng của huyết thanh (serum osmolality), nhưng tế bào hồng cầu trong một thể tích máu tăng khi hàm lượng protein thô trong thức ăn tăng.

Lê Duy